Kết quả thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sống của giống ngô NK4300 giai đoạn cây co nở trên

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 36)

nước nhân tạo.

Để đánh giá khả năng sống của ngô giai đoạn cây con trên BCT chúng tôi thực hiện thí nghiệm trên 7 loại bầu nhằm so sánh khả năng nẩy mầm, cao cây, số lá.

Thí nghiệm gồm 7 công thức : 6 loại bầu cải tiến và bầu nilon đối chứng, (đối chứng: bầu nilon đen tỉ lệ phối trộn : ¼ phần phân vi sinh + ¾ phần đất ruộng). Số lượng mỗi loại : 15 bầu ( 3 lần nhắc lại, mỗi lần 5 bầu )

Lượng hạt giống gieo: 1 hạt / 1 bầu.

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm, cao cây, số lá sau 10, 15, 20 ngày.

Hình 2: Ngô sau gieo 10 ngày.

Bảng 4.1: Kết quả theo dõi tỉ lệ nẩy mần, biến động cao cây, lá trên 7 loại bầu

Chỉ tiêu theo dõi Tỉ lệ nẩy mầm (%) Chiều cao (cm) Số lá

Sau gieo hạt …ngày Công thức 5 10 15 20 5 10 15 20 5 10 15 20 1 80,0 86,7 86,7 66,7 3,04 15,54 23,69 28,64 0,7 2,3 3,1 3,9 2 86,7 86,7 86,7 86,7 3,62 25,62 33,69 39,85 1,1 3,0 4,0 4,7 3 93,3 86,7 86,7 86,7 3,25 25,46 33,31 39,38 1,1 2,9 4,0 4,7 4 86,7 80,0 80,0 73,3 2,96 18,33 25,83 31,91 1,0 2,5 3,5 4,2 5 86,7 86,7 86,7 86,7 3,50 22,31 29,54 35,54 1,0 3,0 4,0 4,8 6 100,0 93,3 86,7 86,7 2,03 14,57 22,77 29,15 0,3 2,2 3,3 4,3 7 26,7 26,7 26,7 6,7 3,13 21,00 27,50 38,00 0,8 3,0 4,0 4,5

Biểu đồ 4.3: So sánh tỉ lệ nảy mầm của ngô trên 7 loại bầu

Qua biểu đồ 4.3 trên cho thấy hạt gieo trên bầu nilon có tỉ lệ nảy mầm kém hơn các loại BCT rất nhiều, tỉ lệ sống của cây con trên bầu nilon rất thấp, cây con có hiện tượng lụi dần, bộ rễ kém phát triển không thể đâm xuyên qua lớp nilon. Nguyên nhân chủ yếu là do bầu nilon thoát nước kém; trong điều kiện ngập úng giá thể trong bầu bị nén chặt, giữ nước rất lâu trong bầu gây thối hạt giống. Khi cây con được 3 – 4 lá thật, bộ rễ không phát triển được hay bị thối dẫn đến chết cây.

Hạt gieo trên 6 loại BCT có tỉ lệ nảy mầm rất cao (trên 80%), riêng công thức 6 có tỉ lệ nảy mầm cao nhất do cấu trúc của bầu cứng và chặt giúp thoát nước tốt hơn so với các loại bầu còn lại.

Công thức 2, 3 và 5 cây con có tỉ lệ sống cao sinh trưởng và phát triển rất tốt, tuy nhiên bầu ở CT 1; 2 ; 3 bị vỡ và bắt đầu phân huỷ sau 10 đến ngày. Công thức 1 cây phát triển kém, có hiện tượng lụi dần sau 15 ngày.

Biểu đồ 4.4: Biến động chiều cao của ngô trên 7 loại bầu.

Biểu đồ 4.5: Động thái ra lá của ngô trên 7 loại bầu.

Ngô gieo trồng trên các loại bầu sinh trưởng và phát triển tương đối đồng đều. Công thức 2; 3 và 5 cây có tốc độ sinh trưởng và ra lá cao hơn.

Sau 10 ngày cây đạt 25 cm, bộ rễ đâm xuyên qua bầu ra bên ngoài.

Ngô gieo trên BCT có thời gian nảy mầm ngắn từ 1 đến 2 ngày và sau 5 – 7 ngày bắt đầu ra lá thật, giai đoạn ươm bầu động thái tăng trưởng chiều cao và số lá biến động giữa các công thức là rất ít.

Qua thí nghiệm đánh giá khả năng sống của giống ngô NK4300 trên 6 loại BCT và bầu nilon cho thấy các loại BCT giúp cây sinh trưởng và phát triển dưới điều kiện thời tiết ngập úng vụ đông trong giai đoạn vườn ươm tốt hơn rất nhiều so với bầu nilon. Ngô gieo trên công thức 2; 3 và 5 sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Trong điều kiện ngập úng nên sử dụng bầu CT3; CT5 để gieo trồng ngô,

kéo dài được thời gian sinh trưởng trong vườn ươm.

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w