Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến tới đặc trưng hình thái cây ngô

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 57)

Đặc điểm hình thái của cây ngô được đánh giá theo các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, chỉ số diện tích lá,... là những chỉ tiêu biến động lớn và phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc. Đặc điểm hình thái cây biểu hiện tình hình sinh trưởng, phát triển của giống đó tốt hay xấu và có khả năng cho năng suất cao hay không. Mỗi giống đều có đặc trưng về hình thái, có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất.

Qua theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu về hình thái của giống ngô NK4300 với các loại BCT khác nhau trong thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9: Đặc trưng hình thái cây của giống ngô NK4300 với các loại bầu cải tiến khác nhau trong vụ xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Công thức CCCC (cm) CCĐB (cm) TLCCĐB (%) CT 1 181,20 78,53 43,3 CT 2 182,17 77,50 42,5 CT 3 179,43 79,83 44,5 CT 4 178,10 76,30 42,8 CT5 182,80 78,53 43,0 CT 6 181,53 78,37 43,1 ĐC 182,10 79,13 43,5 CV% 2,4 7,1 - LSD 0.05 7,75 9,80 -

Ghi chú:CCCC: Chiều cao cuối cùng của cây ngô, CCĐB: Chiều cao đóng bắp, TLCCĐB: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp,CV: Độ biến động.

Biểu đồ 4.13: Đặc trưng hình thái cây của giống ngô NK4300 với các loại bầu cải tiến khác nhau trong vụ xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Chiều cao cuối cùng của giống ngô NK4300 với các loại bầu cải tiến khác nhau.

Chiều cao cây cuối cùng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đỡ của cây. Chiều cao cây cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như: giống, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu. Ngô là cây giao phấn điển hình, nếu chiều cao cây và chiều cao đóng bắp rất thấp thì khó khăn cho việc thụ phấn, tuy nhiên chiều cao cây mà cao trong điều kiện thiếu ánh sáng thì chống đổ kém.

Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.13 cho thấy chiều cao cuối cùng của ngô trên các công thức chênh lệch không lớn, dao động trong khoảng từ 178,10 cm đến

182,80 cm. Trong đó CT2 và CT5 có chiều cao cây lớn hơn đối chứng (ĐC), cao

nhất là CT5 đạt 182,80 cm; chiều cao cây của CT4 thấp nhất (178,10 cm) thấp

hơn so với ĐC 4cm. Các công thức còn lại chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%. Kết quả xử lý thống kê (bảng 4.9) cho thấy độ biến động (CV%) của chiều cao cây cuối cùng trên các công thức đạt 2,4%.

Chiều cao đóng bắp của giống ngô NK4300 với các loại bầu cải tiến khác nhau.

Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ và khả năng cơ giới hóa của các giống ngô. Tuy nhiên những giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hóa thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, thường những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp thấp hơn giống ngô có thời gian sinh trưởng dài. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài ngày thường bằng khoảng 45 - 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp khoảng 35 - 38% chiều cao cây. Nhìn chung chiều cao đóng bắp tối ưu bằng 1/2 chiều cao cây. Những giống ngô có chiều cao cây cao, thường có chiều cao đóng bắp cao và ngược lại. Cây ngô có chiều cao đóng bắp hợp lý sẽ giúp cho bắp ngô dễ nhận phấn, quá trình thụ tinh diễn ra dễ dàng, chất dinh dưỡng được tích lũy nhiều tạo điều kiện tăng năng suất, nhưng nếu chiều cao đóng bắp cao quá thì sẽ làm cây ngô dễ đổ gãy và ngược lại.

Chiều cao đóng bắp được tính từ gốc đến đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên, chiều cao đóng bắp hợp lý giúp cây ngô dễ nhận phấn, tăng chống đổ. Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.13 cho thấy chiều cao đóng bắp của ngô với các công thức khác

nhau dao động trong khoảng từ 76,30 cm đến 79,83 cm. Trong đó CT3 có chiều

cao đóng bắp lớn nhất (79,83 cm) cao hơn so với đối chứng, CT4 có chiều cao

đóng bắp thấp nhất (76,30 cm) thấp hơn đối chứng 2,83 cm; các còn lại tương đương với đối chứng (79,13 cm) ở mức độ tin cậy 95%.

Hệ số biến động (CV%) về chiều cao đóng bắp của các công thức khác nhau đạt 7,1 %. So sánh với độ biến động của chiều cao cây cuối cùng thấy rằng độ biến động của chiều cao đóng bắp lớn hơn chứng tỏ chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng ổn định hơn chỉ tiêu chiều cao đóng bắp.

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 57)