Kết quả thí nghiệm 2: Xác định mức độ phân huỷ của bầu cải tiến theo thời gian vùi trong đất.

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 41)

thời gian vùi trong đất.

Ở VN, túi bầu nilon được sử dụng chủ yếu được làm từ nhựa PE (polyetylen) quá trình tự phân huỷ của nó diễn ra rất chậm. Thành phần của các loại nhựa này không chứa độc, nhưng những chất phụ gia làm cho nhựa mềm, dẻo lại có khả năng gây độc cho người.

Mỗi túi bầu nilon, nếu thiếu sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời, phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân huỷ được.

Bầu cải tiến: nguyên liệu gồm các phế phụ phẩm nông nghiệp như thân lá lúa, thân lá cỏ, vỏ trâu… đất và phân vi sinh. Quá trình tự phân huỷ diễn ra nhanh, các thành phần có trong bầu sau khi phân huỷ cung cấp mùn, dinh dưỡng cho đất nuôi cây, tăng độ phì đất.

Bảng 4.2: Sự thay đổi kích thước của 6 loại bầu theo thời gian vùi trong đất.

Kích Thước (cm)

CT

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày

H D1 D2 H D1 D2 H D1 D2 H D1 D2 H D1 D2 1 4,52 4,90 3,50 3,45 4,10 3,17 2,63 3,48 2,75 2,75 3,20 2,70 0,70 0,95 0,85 2 3,81 4,90 3,50 3,05 3,63 3,13 1,25 2,05 1,80 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 4,46 4,90 3,50 3,96 4,71 3,50 3,88 4,54 3,50 3,30 4,30 3,45 2,55 3,95 3,05 4 4,44 4,90 3,50 4,11 4,82 3,50 3,81 4,50 3,50 3,55 4,40 3,30 3,05 3,80 2,80 5 4,23 4,90 3,50 3,83 4,84 3,45 3,40 4,40 3,30 3,25 3,90 2,95 1,65 2,80 2,50 6 4,21 4,90 3,50 3,84 4,84 3,48 2,85 3,65 2,60 2,85 3,75 2,80 0,90 1,20 1,10

Ghi chú: “CT” Công thức; “H” Chiều cao; “D1” Đường kính miệng bầu; “D2” Đường kính đáy bầu.

Bảng 4.3: Mức độ phân huỷ của 6 loại bầu theo thời gian vùi trong đất.

Mức độ phân huỷ (%)

Công Thức 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28 Ngày 35 Ngày

1 20 55 60 70 95 2 25 55 90 100 100 3 5 5 10 35 45 4 5 5 15 35 40 5 10 10 30 45 80 6 5 10 50 60 90

Biểu đồ 4.6: Mức độ phân huỷ của 6 loại bầu theo thời gian vùi trong đất.

Trong thí nghiệm 2, sau 7 ngày (23/04/2014) tiến hành đào lấy mẫu lần đầu. Chúng tôi thu được: công thức 1: 8/10 mẫu bầu nguyên vẹn, 2/10 mẫu bầu bị vỡ, biến dạng; công thức 2: 4/10 mẫu bầu nguyên vẹn, 6/10 mẫu bầu bị vỡ, biến dạng; công thức 3 và 4: 9/10 mẫu bầu nguyên vẹn. 1/10 mẫu bầu bị vỡ, biến dạng; công thức 5: 6/10 mẫu bầu nguyên vẹn, 4/10 mẫu bầu bị vỡ, biến dạng; công thức 6: 7/10 mẫu bầu nguyên vẹn, 3/10 mẫu bầu bị vỡ, biến dạng.

Hình 4: BCT sau 21 ngày của CT5 (trái), BCT sau 21 ngày của CT2 (phải)

Sau lần lấy mẫu thứ 2 toàn bộ mẫu bầu chúng tôi thu được đã bị biến dạng hoặc vỡ và bám cùng đất. Lần lấy mẫu cuối cùng nhận thấy bầu có cùng màu sắc với lớp đất xung quanh bầu.

Sau lần lấy mẫu thứ 4 (14/05/2014), mẫu bầu ở công thức 2 đã phân huỷ hoàn toàn. Những công thức còn lại bắt đầu phân huỷ mạnh: 70% ở công thức 1; 60% ở công thức 6 và 45% ở công thức 5.

Qua thời gian theo dõi thí nghiệm 2 chúng tôi nhận thấy BCT có thời gian phân huỷ rất nhanh đặc biệt là bầu được làm từ hạt trấu nghiền nhỏ. Một trong những ưu điểm rất tốt là cung cấp mùn, dinh dưỡng cho đất, cải thiện kết cấu đất và tăng độ phì đất.

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 41)