Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến tới chỉ số màu xanh (chỉ số SPAD) của lá ngô

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 55)

của lá ngô.

Chỉ số màu xanh của lá phản ánh lượng diệp lục tích lũy trong lá, khi lượng diệp lục càng lớn thì có chỉ số màu xanh càng cao. Hiện nay thay vì phải đo hàm lượng diệp lục một cách phức tạp, người ta thay thế bằng chỉ tiêu chỉ số màu xanh của lá đơn giản hơn. Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Chỉ số màu xanh (chỉ số SPAD) của lá ngô với các công thức khác nhau trong vụ xuân năm 2014.

Công thức Thời kì 7- 9 lá Thời kì xoắn nõn Thời kì chín sữa

CT 1 41,7 44,0 49,4

CT 2 42,8 44,2 49,7

CT 4 41,4 44,0 49,2 CT 5 42,6 44,8 51,7 CT 6 40,9 43,6 49,9 ĐC 42,3 45,2 50,4 CV% 1,6 2,6 2,4 LSD 0.05 1,15 2,00 2,11

Biểu đồ 4.12: Chỉ số màu xanh (chỉ số SPAD) của lá ngô với các công thức khác nhau trong vụ xuân năm 2014.

Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.12 cho thấy chỉ số màu xanh của lá giữa các thời kỳ có sự biến động rất lớn. Chỉ số màu xanh tăng lên và đạt cực đại ở thời kỳ chín sữa. Chỉ số màu xanh của lá giữa các công thức có sự chênh lệch không lớn, do chế độ bón phân và chăm sóc là như nhau nên khả năng tổng hợp Cloraphin tương đối đồng đều.

Ở thời kỳ 7 – 9 lá, CT2 đạt chỉ số cao nhất là 42,8; CT6 thấp nhất đạt 40,9. Các công thức 2, 3 và 5 cao hơn so với đối chứng (42,3). Thời kỳ xoắn nõn chỉ số màu xanh của lá ngô trên các công thức tương đối đồng đều; cao nhất là đối chứng (45,2), thấp nhất là CT6 (43,6). Đến thời kỳ chín sữa, lúc này bộ lá phát triển hoàn thiện nhất, chỉ số màu xanh của lá ngô tăng cao so với thời kỳ xoắn

nõn; dao động ở mức 49,2 đến 50,4. Sự thay đổi chỉ số màu xanh qua các thời kỳ thể hiện rõ nhất ở CT5 và CT6, các công thức còn lại thay đổi không rõ.

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 55)