Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sống của ngô giai đoạn cây con ở trên các loại bầu cải tiến trong điều kiện mưa ngập nước nhân tạo .
Thí nghiệm gồm 7 công thức : 6 loại bầu cải tiến và bầu nilon đối chứng, + Công thức 1: B1 phối trộn gồm: 3 phần đất + 1 phần phân vi sinh + 2 phần thân lá lúa xay nhỏ.
+ Công thức 2: B2 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 4 vỏ trấu xay nhỏ.
+ Công thức 3: B3 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 trấu hạt. + Công thức 4: B4 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 thân lá lúa mục cắt đoạn ngắn 2 – 3cm.
+ Công thức 5: B5 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 thân lá cỏ mục cắt đoạn ngắn 2–3cm.
+ Công thức 6: B6 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 bèo tây khô (băm nhỏ) + 0.2 trấu hạt.
+ Công thức 7 (ĐC) : Đối chứng: bầu nilon đen tỉ lệ phối trộn : ¼ phần phân vi sinh + ¾ phần đất ruộng.
Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Tưới nước thường xuyên,liên tục. Mỗi ngày tưới nước ngập bầu trong vòng 2 giờ, sau đó tháo cạn. (giả định giống với điều kiện thời tiết vụ đông)
Thời gian ngô sống trong bầu : trong 30 ngày.
Thời gian tiến hành thí nghiệm: Từ 20/04 – 20/05/2014.
Thí nghiệm 2: Xác định mức độ phân huỷ của bầu cải tiến theo thời gian vùi trong đất.
Thí nghiệm gồm 6 công thức:
+ Công thức 1: B1 phối trộn gồm: 3 phần đất + 1 phần phân vi sinh + 2 phần thân lá lúa xay nhỏ.
+ Công thức 2: B2 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 4 vỏ trấu xay nhỏ.
+ Công thức 3: B3 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 trấu hạt. + Công thức 4: B4 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 thân lá lúa mục cắt đoạn ngắn 2–3cm.
+ Công thức 5: B5 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 thân lá cỏ mục cắt đoạn ngắn 2–3cm.
+ Công thức 6: B6 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 bèo tây khô (băm nhỏ) + 0.2 trấu hạt.
Số lượng mỗi loại: 50 bầu.
Cách làm: Mỗi loại bầu chia làm 5 lô, mỗi lô 10 bầu (Chôn bầu trong đất, độ sâu lấp đất 5-10 cm, tưới nước ẩm, 7 ngày lấy 1 lô để đánh giá.)
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 trên đồng ruộng.
CT 1 CT 2 CT 3
CT 4 CT 5 CT 6
Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của giống ngô NK4300 trên các loại bầu cải tiến trong vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội.
Thí nghiệm gồm 7 công thức :
+ Công thức 1: B1 phối trộn gồm: 3 phần đất + 1 phần phân vi sinh + 2 phần thân lá lúa xay nhỏ.
+ Công thức 2: B2 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 4 vỏ trấu xay nhỏ.
+ Công thức 3: B3 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 trấu hạt. + Công thức 4: B4 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 thân lá lúa mục cắt đoạn ngắn 2–3cm.
+ Công thức 5: B5 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 thân lá cỏ mục cắt đoạn ngắn 2–3cm.
+ Công thức 6: B6 phối trộn gồm: 3 đất + 1 phân vi sinh + 0.5 bèo tây khô (băm nhỏ) + 0.2 trấu hạt.
+ Công thức 7 (ĐC) : Đối chứng, trồng trực tiếp trên đồng ruộng.
* Cách bố trí thí nghiệm (thí nghiệm 3):Thí nghiệm 1 nhân tố, bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)
Mỗi lần nhắc lại của 1 công thức gồm 80 bầu cây trồng.
Tổng số bầu cần là 6 công thức x 3 lần nhắc lại x 80 bầu = 1440 bầu. Mỗi công thức 3 lần nhắc lại , mỗi lần nhắc lại gieo trên 1 ô, diện tích
mỗi ô là 14 m2 Tổng số ô thí nghiệm là 7 x 3 = 21 ô. Tổng diện tích của thí
nghiệm là 21 x 14 = 294 m2 (chưa kể dải bảo vệ và rãnh thoát nước)
Gieo ngô trên 6 loại bầu sau khi cây được 3 – 4 lá tiến hành ra bầu, trồng ngoài đồng ruộng
Địa điểm: Giai đoạn vườn ươm: Nhà lưới số 1 khu thí nghiệm đồng ruộng Việt-Trung.
Giai đoạn sau vườn ươm: Khu thí nghiệm đồng ruộng Việt-Trung. Thời gian: 17/02/2014 đến 11/06/2014
Bảng 3.2. Sơ đồ thí nghiệm 3 trên đồng ruộng. DẢI BẢO VỆ CT1 CT5 CT3 CT-7 ĐC CT4 CT2 CT6 CT2 CT1 CT-7 ĐC CT6 CT5 CT4 CT3 CT4 CT2 CT6 CT1 CT3 CT-7 ĐC CT5 DẢI BẢO VỆ 3.3.2 Kỹ thuật canh tác * Mật độ và khoảng cách:
Khoảng cách: Cây cách cây: 25 cm
Hàng cách hàng: 70 cm
Mật độ : 80 bầu/mỗi ô; 5,7 vạn cây/ha
* Cách làm bầu
+ Sử dụng các loại phế phụ phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu ( chất hữu cơ) trộn lẫn với đất và phân vi sinh.
+ Trộn nguyên liệu thành hỗn hợp theo đúng các công thức làm bầu, cho thêm nước đủ ẩm.
+ Đưa hỗn hợp vào máy trộn, sau đó cho vào khuôn để ép, phơi khô. + Giai đoạn vườn ươm: bầu ươm được xếp cạnh nhau trên cùng 1 công thức, sau 3 ngày tiến hành lấp cát xung bầu tạo điều kiện tốt cho rễ sinh trưởng sau khi đâm qua vỏ bầu (tránh hiện tượng khô đầu rễ).
+ Gieo mỗi bầu một hạt giống (có thể sử dụng hạt đã ngâm ủ) + Tưới giữ ẩm 1 – 2 lần / ngày.
Vệ sinh đồng ruộng, đất được cày bừa kỹ, san phẳng, chia băng, rạch hàng, nếu đất tơi xốp không cần cày đất, chỉ cần phun thuốc trừ cỏ kết hợp với lên luống cao
* Trồng và chăm sóc:
- Sau giai đoạn cây gieo trong bầu được 3 – 4 lá tiến hành ra bầu trồng ngoài ruộng theo khoảng cách ở trên.
- Tiến hành chăm sóc ngô theo cách thông thường của người dân:
- Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển (độ ẩm đất 70% là phù hợp). Tại thời điểm ngô 7 – 9 lá, khi cây ngô xoắn nõn và khi chín sữa cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước cho cây. Phương pháp tưới chủ yếu là dùng thùng tưới và tưới rãnh.
- Dặm cây: dùng hạt dự trữ trồng vào vị trí các cây bị chết
- Phun thuốc trừ cỏ cho ngô, lúc ngô có cỏ dại ( 7 – 9 lá và trỗ cờ trước 15 ngày) chỉ cần phun thuốc khi cỏ dại nhiều, cạnh tranh với ngô
- Vun xới cố định hàng 1 lần lúc ngô cao có 9-10 lá
- Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý sâu xám hại ngô.
* Phân bón:
+Bón lót( phân chuồng hoặc phân vi sinh) + bón thúc 150N + 90P2O5 +
90K2O.
+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo
+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón 2/3 N + 2/3 K2O + vun cao chống đổ.
+ Bón thúc lần 2 (trước khi cây trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao lần cuối.
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
a) Thời gian sinh trưởng.
1. Số ngày từ gieo hạt đến khi nảy mầm .
Ngày hạt nảy mầm: khi có 70% số hạt nảy mầm 2. Số ngày từ gieo hạt đến khi ngô trỗ cờ.
Ngày trỗ cờ: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có bông cờ thoát khỏi bẹ lá trên cùng.
3. Số ngày từ gieo hạt đến khi ngô tung phấn
Ngày tung phấn: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm tung phấn. 4. Số ngày từ gieo hạt đến khi ngô phun râu
Ngày phun râu: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm phun râu. 5. Số ngày từ gieo hạt đến khi chín sữa
Ngày chín sữa: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sữa. 6. Số ngày từ gieo hạt đến khi chín sáp.
Ngày chín sáp: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sáp. 7. Số ngày từ gieo hạt dến khi thu hoạch.
Ngày thu hoạch: Chín hoàn toàn khi chân hạt có điểm đen 100% cây hoặc 75% cây có lá bị khô.
b) Động thái sinh trưởng, phát triển.
1. Đo chiều cao cây (cm) khi cây 5 - 6 lá. Đo mỗi tuần một lần. 2. Theo dõi động thái ra lá. Đo mỗi tuần một lần.
3. Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo lúc ngô trỗ cờ xong, đo từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.
4. Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến diểm ra bắp hữu hiệu.
c) Diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
Đo diện tích lá và chỉ số diện tích lá đo ở các thời kỳ 7 – 9 lá thật, trước trỗ cờ 15 ngày và thời kỳ chín sữa.
Đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá xanhcótrên cây tại thời điểm theo dõi. Chiều dài đo từ gốc phiến lá đến ngọn phiến lá, chiều rộng đo tại các vị trí lớn nhất của phiến lá.
Công thức: S = Dtb x Rtb x 0,7 x Σ số lá
+ Dtb: là chiều dài trung bình của tất cả các lá trên cây + Rtb: là chiều rộng của tất cả các lá trên cây
+ 0.7: là số hiệu chỉnh.
• Chỉ số diện tích lá LAI.
LAI (m2 lá/m đất) = Diện tích lá (m2 2 lá)/Diện tích đất
• Chỉ số Spad: (một chỉ tiêu đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá):
đo bằng máy SPAD - 502 (Nhật Bản)
* Chỉ tiêu về bắp.
Trạng thái bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp hữu hiệu, tỉ lệ đuôi chuột....
Chiều dài bắp: Đo từ đầu đến múp bắp. Đường kính bắp: Đo chỗ rộng nhất.
Bắp hữu hiệu: Bắp có trung bình mỗi hàng 8 – 10 hạt trở lên.
d) Các yếu tố cấu thành năng suất.
1. Số bắp sinh học trên cây ( tổng số bắp/cây) 2. Số bắp hữu hiệu/cây
3. Chiều dài bắp (cm) 4. Đường kính bắp (cm) 5. Số hàng hạt/bắp
6. Số hạt / hàng: Được tính theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. 7. Khối lượng 1000 hạt (g): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%,
lấy một chữ số sau dấu phẩy. 8. Năng suất (tạ/ha).
NSLT= RE x KR x EP x P1000 hạt x D/100000000. Trong đó: RE: số hàng hạt/ bắp.
KR: Số hạt/ hàng EP: Tỷ lệ bắp/ cây D : Mật độ cây/ha
- Năng suất thực thu ở độ ẩm 14%:
NSTT= RWP x KE x (100- A0) x 100/(100-14) x S0
Trong đó: RWP: khối lượng bắp thu hoạch trên ô (kg) KE: Tỷ lệ hạt/ bắp.
A0 : Độ ẩm hạt khi thu hoạch. S0 : Diện tích ô thí nghiệm.
e) Chỉ tiêu về khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.
Khả năng chống đổ: chống đổ rễ và gẫy thân.
Khả năng chống đổ = số gốc cây nghiêng 300 so với phương thẳng đứng /
tổng số cây trong ô thí nghiệm.
Sâu hại và khả năng chống chịu
*Sâu đục bắp 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu 3: 5-<15% số cây, bắp bị sâu 5: 15-<25% số cây, bắp bị sâu 7: 25-<35% số cây, bắp bị sâu. 9: 35-<50% số cây, bắp bị sâu *Sâu đục thân 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu 3: 5-<15% số cây, bắp bị sâu 5: 15-<25% số cây, bắp bị sâu 7: 25-<35% số cây, bắp bị sâu. 9: 35-<50% số cây, bắp bị sâu
*Bệnh đốm lá lớn: 0: Không bị bệnh 1: Rất nhẹ (1-10%). 3: Nhiễm nhẹ (11-25%). 5: Nhiễm vừa ( 26- 50%). 7: Nhiễm nặng (51-75%) 9: Nhiễm rất nặng (>75%) *Bệnh đốm lá nhỏ 0: Không bị bệnh 1: Rất nhẹ (1-10%). 3: Nhiễm nhẹ (11-25%). 5: Nhiễm vừa ( 26- 50%). 7: Nhiễm nặng (51-75%) 9: Nhiễm rất nặng (>75%)
Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính: sâu xám, sâu cắn lá, sâu dục thân, bệnh khô vằn,bệnh đốm lá, bệnh héo xanh... Mức độ gây hại của sâu, bệnh (%) = ( Số cây bị sâu bệnh hại / tổng số cây trong ô thí nghiệm) x 100.
3.3.4. Xử lý số liệu.
Số liệu được sử lý bằng phần mềm Excel, chương trình thống kê sinh học Irristat 5.0
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu Hà Nội.
Huyện Gia Lâm nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên cũng có tính chất và đặc điểm thời tiết khí hâụ của vùng đó là khí hậu nhiết đới gió mùa. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa đông từ 15 – 210C. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, ngày có nhiệt độ nóng nhất là 42,80C và thấp nhất là 5,60C. Độ ẩm không khí huyện Gia Lâm từ 81,4 - 87,9%. Những lúc tới mưa phùn liên tục độ ẩm đạt 97 - 100%. Tuy vậy độ ẩm này ít nhưng ảnh hưởng rất lớn đối với cây trồng trong thời kỳ thụ phấn. Lượng mưa TB hàng năm đat 1800ml/năm, TB hàng năm có 151 ngày mưa tập trung từ tháng 5 đến 9 bằng 79% lượng mưa cả năm mưa nhiều nhất thường vào 3 tháng 7,8,9 và gây ngặp úng cho đầu vụ cấy lúa mùa, có năm ngập đến 67% lúa mùa.Mưa, bão thờng đi đôi với nhau, theo thông kê 55 năm có 40 cơn bão đổ bộ vào đồng bằng sông Hồng (tương ứng 0,68 cơn bão/1năm). Như vậy cứ 3 năm có 2 cơn bão đổ vào vào đồng bằng sông hồng. Ví dụ, năm 1994 huyện Gia Lâm cấy được 5460 ha thì bị ngập tới 350 ha. Mặc dù đã tích cực bơm tát nhưng vẫn bị mất trắng 675ha. Số còn lại bị giảm 30 - 35% năng suất.
Vụ Đông xuân 2012-2013 là vụ Đông xuân rét (rét ẩm) ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN), nhiệt độ trung bình ba tháng chính đông (tháng XII; I; II) cao hơn TBNN một ít (Tháng 12/2012 và tháng 2/2013 cao hơn TBNN). Đợt rét đậm đầu mùa xảy ra vào nửa đầu tháng 12, Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vụ từ 9÷10oC, vùng núi 8÷9oC. Các đợt rét đậm, rét hại không tập trung và không kéo dài, có khoảng 5÷7 đợt rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày ≤15oC từ hai ngày trở lên)
.
Biểu đồ 4.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC) tại khu vực Đồng bằng sông Hồng
Biểu đồ 4.2: Lượng mưa trung bình các tháng (mm) tại khu vực Đồng bằng sông Hồng
Ngô được gieo vào tháng 2 năm 2014, vào thời gian này điều kiện thời
tiết của khu vực dao động từ 18 – 220C, độ ẩm không khí khá cao, ngày nắng,
vẫn còn có lạnh và mưa phùn, trong thời gian này điều kiện ngoại cảnh khá thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt. Tuy nhiên nhiệt độ còn thấp nên cần phải ngâm ủ hạt giông ngô trước khi gieo.
4.2. Kết quả thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sống của giống ngô NK4300giai đoạn cây con ở trên các loại bầu cải tiến trong điều kiện mưa ngập giai đoạn cây con ở trên các loại bầu cải tiến trong điều kiện mưa ngập nước nhân tạo.
Để đánh giá khả năng sống của ngô giai đoạn cây con trên BCT chúng tôi thực hiện thí nghiệm trên 7 loại bầu nhằm so sánh khả năng nẩy mầm, cao cây, số lá.
Thí nghiệm gồm 7 công thức : 6 loại bầu cải tiến và bầu nilon đối chứng, (đối chứng: bầu nilon đen tỉ lệ phối trộn : ¼ phần phân vi sinh + ¾ phần đất ruộng). Số lượng mỗi loại : 15 bầu ( 3 lần nhắc lại, mỗi lần 5 bầu )
Lượng hạt giống gieo: 1 hạt / 1 bầu.
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm, cao cây, số lá sau 10, 15, 20 ngày.
Hình 2: Ngô sau gieo 10 ngày.
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi tỉ lệ nẩy mần, biến động cao cây, lá trên 7 loại bầu
Chỉ tiêu theo dõi Tỉ lệ nẩy mầm (%) Chiều cao (cm) Số lá
Sau gieo hạt …ngày Công thức 5 10 15 20 5 10 15 20 5 10 15 20 1 80,0 86,7 86,7 66,7 3,04 15,54 23,69 28,64 0,7 2,3 3,1 3,9 2 86,7 86,7 86,7 86,7 3,62 25,62 33,69 39,85 1,1 3,0 4,0 4,7 3 93,3 86,7 86,7 86,7 3,25 25,46 33,31 39,38 1,1 2,9 4,0 4,7