Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô NK4300 với các loại bầu cả

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 68)

với các loại bầu cải tiến khác nhau trong xuân năm 2014.

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung về khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng tái tổ hợp ngô. Năng suất phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố, trước hết năng suất phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng

suất: Số bắp hữu hiệu/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, đất đai, các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Qua nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK4300 với các loại bầu cải tiến khác nhau trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội, chúng tôi thu được các kết quả thể hiện ở bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của giống ngô NK4300 với các công thức bầu cải

tiến khác nhau trong vụ xuân năm 2014.

CT Số hàng/bắp Số hạt/hàng Số bắp hữu hiệu/cây P 1000 (g, 14%) NSLT (tạ/ha) 1 13,8 35,8 1 237,1 64,39 2 14,1 35,9 1 250,1 73,21 3 13,8 35,5 1 255,7 71,23 4 13,5 35,8 1 247,0 71,08 5 13,9 35,6 1 254,0 71,48 6 14,0 35,8 1 246,5 70,15 ĐC 14,1 35,5 1 257,9 74,43 CV% 3,5 2,5 - - 5,8 LSD0.05 0,86 1,57 - - 7,24

Biểu đồ 4.15: Năng suất lý thuyết của giống ngô NK4300 trên các loại bầu cải tiến khác nhau.

Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các yếu tố cấu thành năng suất: Số bắp hữu hiệu/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, đất đai, các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Qua bảng 4.13 và biểu đồ 4.15 cho thấy trong cùng một điều kiện sinh thái, cùng một giống với mức bón phân và chăm sóc như nhau nhưng gieo trên các loại bầu cải tiến khác nhau có số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau. Những loại bầu giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp tốt, hạt nhiều và kích thước hạt lớn là cơ sở cho năng suất cao.

Số bắp hữu hiệu trên cây: Số bắp hữu hiệu trên cây là yếu tố phụ thuộc chủ yếu vào tính di tuyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, số bắp hữu hiệu trên cây của các công

thức khác nhau dao động trong khoảng từ 0,96 đến 1,05 bắp/cây. Trong đó CT1

chứng từ 0,01 đến 0,04 bắp/cây. Các công thức còn lại các công thức còn lại số bắp hữu hiệu trên cây nhỏ hơn đối chứng.

Số hàng hạt trên bắp là một trong những yếu tố cấu thành năng suất, đặc trưng của từng giống khác nhau. Qua bảng số liệu 4.13 cho thấy số hàng hạt trên bắp của các công thức khác nhau dao động trong khoảng 13,5 đến 14,1 (hàng hạt). Các công thức đều có số hang hạt nhỏ hơn so với đối chứng.

Số hạt/hàng của ngô trong thí nghiệm: Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể làm giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm sự thụ tinh của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột - đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số lượng hạt/hàng. Số hạt/ hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt. Qua theo dõi, chúng tôi đã thu được kết quả số hạt/hàng của ngô với các công thức khác nhau thể hiện bảng 4.13. Với các cách trồng khác nhau, số hạt/hàng dao động trong khoảng 35,5 – 35,9 (hạt/hàng).

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nếu sau khi ngô trỗ cờ - thụ phấn - phun râu mà gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu nước, sâu bệnh hại,... làm hạn chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt, hạn chế sự tích luỹ vật chất khô và giảm khối lượng hạt. Qua số liệu bảng 4.13 đã cho thấy: khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm 14% của các công thức khác nhau dao động trong khoảng từ 237,1 – 257,9 (g).

Trong đó CT1 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất; các công thức còn lại khối

lượng 1000 hạt nhỏ hơn so với đối chứng.

Năng suất lý thuyết của ngô trong thí nghiệm: Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của mỗi giống trong từng điều kiện sinh thái nhất định,

là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất lý thuyết. Qua số liệu bảng 4.13 và biểu đồ 4.15 cho thấy: Năng suất lý thuyết của ngô trên các công thức dao động trong khoảng từ 64,39 – 74,43 tạ/ha. Trong đó các công thức đều có năng suất lý thuyết thấp hơn so với đối chứng (từ 1,22 – 10,04 tạ/ha); CT1 có năng suất lý thuyết thấp nhất (64,39 tạ/ha); CT2 năng suất lý thuyết cao nhất đạt 73,21 tạ/ha; các công thức còn lại năng suất đạt từ 70,15 – 71,48 tạ/ha. Năng suất lý thuyết sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% giữa các công thức BCT khác nhau.

So sánh năng suất thực thu của ngô trong thí nghiệm: Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc tính di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng cho năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng đó khi được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ chăm sóc những giống nào thích hợp mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao. Thông qua năng suất thực thu có thể đánh giá sơ bộ về khả năng phát huy tiềm năng năng suất và hiệu quả kinh tế của giống, biện pháp áp dụng các kỹ thuật canh tác.

Kết quả đánh giá về năng suất thực thu của giống ngô NK4300 trên các công thức được thể hiện qua bảng 4.14.

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến tới năng suất thực thu của giống ngô NK4300 trong vụ xuân năm 2014.

CT Hạt/BắpTỉ lệ Độ ẩm(%) (tạ/ha)NSTT So sánh với ĐC Chênh lệch Đánh giá Tạ/ha % CT 1 70,9 33,0 58,89 4,40 7,47 * CT 2 71,2 31,3 65,87 -2,59 3,93 Ns CT 3 72,8 30,5 61,10 2,19 3,58 Ns CT 4 72,0 30,9 53,47 9,82 18,36 * CT 5 72,0 32,0 61,88 1,40 2,26 Ns CT 6 66,9 32,5 57,21 6,08 10,62 * ĐC 72,0 29,8 63,28 -- -- -- CV% -- -- 9,9 -- -- -- LSD0.05 -- -- 10,46 -- -- --

Ghi chú: “CT” công thức; “NSTT” năng suất thực thu; “ns” không sai khác ở mức độ tin cậy 95%; “*” sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Biểu đồ 4.16: Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến tới năng suất của giống ngô NK4300 trong vụ xuân năm 2014.

Năng suất thực thu là yếu tố đánh giá giống, biện pháp canh tác có thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng hay không. Kết quả phân tích số liệu cho

thấy, năng suất thực thu trung bình dao động trong khoảng từ 53,47 – 65,87

tạ/ha. Trong đó CT2 cho năng suất cao nhất (65,87 tạ/ha) và cao hơn đối chứng

(2,59 tạ/ha); các công thức còn lại có năng suất đạt từ 53,47 – 61,88 tạ/ha, thấp

hơn so với đối chứng từ 1,40 – 9.83 tạ/ha, CT4 có nắng suất thấp nhất (53,47

tạ/ha).

Như vậy qua thí nghiệm ta thấy CT2 cho năng suất thực thu cao nhất ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1 – Có sự khác biệt về tỉ lệ nẩy mầm, khả năng sinh trưởng của giống ngô NK4300 trồng bằng bầu cải tiến và bầu nilon trong điều kiện mô phỏng điều kiện ngập nước vụ đông . Khi trồng bầu cải tiến ngô nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sống có thể kéo dài tới 15 ngày. Hai loại bầu làm từ vỏ trấu (CT3) và từ thân lá cỏ (CT5) được đánh giá có tác dụng tốt với cây ngô ở giai đoạn cây con .

2 – Bầu cải tiến có thời gian phân huỷ ngắn, các loại bầu bắt đầu phân huỷ từ sau 7 – 10 ngày vùi trong đất; thời gian phân huỷ hoàn toàn trong khoảng từ 25 – 28 ngày. Các loại bầu cải tiến có thời gian phân huỷ khác nhau, nhanh nhất là bầu được làm từ vỏ trấu nghiền (CT2) , chậm nhất là bầu được làm từ thân lá lúa

(CT4). Một trong những ưu điểm của bầu cải tiến là sau khi phân huỷ cung cấp

mùn, dinh dưỡng cho đất, cải thiện kết cấu đất và tăng độ phì đất.

3 – Sử dụng bầu cải tiến làm giảm thời gian sinh trưởng của cây, bên cạnh đó rút ngắn được thời gian ngô sinh trưởng trên đồng ruộng do giai đoạn cây con được gieo trong bầu. Các đặc trưng hình thái như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp không có sự khác biệt giữa cách trồng bầu và gieo hạt thông thường. Giống ngô NK4300 trồng bầu cải tiến có khả năng chống đổ, mức độ nhiễm sau bênh hại thấp, tương đương với cách gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng.

4 – Ảnh hưởng của bầu cải tiến đến chỉ số màu xanh của lá ngô: Chỉ số màu xanh (spad) chịu ảnh hưởng trực tiếp của phân đạm, trong thí nghiệm các công

thức được bón phân và chăm sóc như nhau. Ở lần đo cuối cùng CT5 có chỉ số

màu xanh lớn nhất đạt 51,7, CT4 thấp nhất đạt 49,2. Phương thức trồng bằng bầu cải tiến có ảnh hưởng tốt đến chỉ số màu xanh (SPAD) của giống ngô NK4300.

5 – Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu: Giống ngô NK4300 trồng trên các loại bầu cải tiến có sự khác nhau giữa các yếu tố cấu thành năng

suất trong đó CT2 ảnh hưởng tốt nhất tới các yếu tố cấu thành năng suất và có

năng suất lý thuyết cao nhất; thấp nhất là CT1. Năng suất thực thu: Năng suất

thực thu trung bình dao động trong khoảng từ 53,47 – 65,87 tạ/ha. Trong đó CT2

cho năng suất cao nhất (65,87 tạ/ha); CT4 có nắng suất thấp nhất (53,47 tạ/ha). Như vậy, sử dụng bầu cải tiến có tác động tích cực tới năng suất ngô, có thể áp dụng bầu CT2 vào sản xuất đại trà để đạt năng suất cao nhất.

5.2. Đề nghị.

1 – Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô trong điều kiện thời tiết vụ đông trên vùng đất 2 vụ lúa vùng đồng bằng sông Hồng để tranh thủ thời vụ và nâng cao chất lượng ngô giai đoạn cây con.

2 – Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trồng ngô bầu cải tiến theo các công thức phối trộn giá thể tốt như CT2 và CT5 ở các vụ tiếp theo để có kết luận chắc chắn.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.6.1. Tài liệu tiếng Việt. 6.1. Tài liệu tiếng Việt.

1. Tạ Văn Sơn (1995), “Kỹ thuật sử dụng phân bón thâm canh ngô”, Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Tạp chí Viện Ngô 3. Cao Đắc Điểm (1998), Cây ngô, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

4. Đinh thế Lộc (1996), Giáo trình cây lương thực – tập 2: cây màu, Bộ môn Cây lương thực – trường Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đường Hồng Dật (2003) “Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón” NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

6. Ngô Hữu Tình (2002) : “2001 năm với những chuyển biến về chất trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Ngô, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn

7. Phạm Chí Thành (1998), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

8. Nguyễn Thế Hùng (2002), Ngô lai và kỹ thuật thâm canh, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

9. Vũ Đình Hoà và Bùi Thế Hùng dịch (1995), Ngô – Nguồn dinh dưỡng của loài người, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

10. Nguyễn Hữu Tình ( 2009), Chon lọc và lai tạo giống ngô, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11. Trần Hồng Uy (2001), Báo cáo của Viện Nghiên cứu ngô tại Hội nghị Tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1996 – 2000), lần 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Cục Trồng trọt - Bộ NN & PTNT (2006), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phan Xuân Hào (2007), Một số giải pháp nâng cao năng suất ngô và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam

14. Phạm Ngọc Tuấn (2009), Nghiên cứu nguyên liệu tạo bầu ươm và quản lý dinh dưỡng khoáng đối với cây giống trong bầu, HN 2009

15. Phạm Ngọc Tuấn, Cao Kỳ Sơn (2006). “Xác định liều lượng phân bón thích

hợp cho cây xoài giống gốc ghép trong hầu ươm”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 19/2CKK), Hà Nội.

16. Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Nghiên cứu kỹ thuật trồng ngô xuân trên đất ruộng một vụ ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

17. Cao Kỳ Sơn, Phạm Ngọc Tuấn (2006). “Nghiên cứu thành phần và tính chất

các giá thể làm bầu ươm cây giếng lâm nghiệp 2001-2005 "Kỷ yếu Hội nghị tổng kết Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2001- 2005, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

18. Vũ Hữu Yêm, Giáo trình phân bón và cách bón phân. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Ngọc Tuấn, Cao Kỳ Sơn, Phạm Văn Toản (2005). “Kết quả nghiên

cứu xử tý phế thải Nhà máy giấy Bãi Bằng làm nguyên liệu sản xuất bầu ươm

cây Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 16/2005, Hà Nội.

20. Viện NC cây ăn quả Miền Nam (2002), Sổ tay kỹ thuật hướng dẫn xây dựng vườn ươm cây ăn quả. Viện NC cây ăn quả Miền Nam, 2002.

21. Tạp chí khoa học và phát triển 2009, tập 7, số 3

22. Tổng cục thống kê 2012 (1013), Niên giám thống kê, NXB Thống kê. 22. Tạp chí khoa học và phát triển 2011, 12 số 1

6.2. Tài liệu nước ngoài.

1. CIMMYT ( 2001), Works Maize Facts and Trends, 1999-2000.

2. Hemann, M. (1996), Starch noodles from edible canna, In Janick J. Progress in new crop. Am.Soc. Hort. Sci. Alexandrian, VAP, page 507- 508.

3. Crow, F.J (1998), 90 years ago The beginning of hybrid maize. Genetics 148.

4. Coughlan M.p, M.A. Folan (10.1979), Xenluloza and xenlulaza, Food for thought, Food for Future Int J. Biochem, page 103-168.

5. Craw ford.DL and R.L Craw ford, Microbial degradation of ligno - cellulose, Envir. Microbiol. Vol.31, page 714-777.

6. A.E. Mechinger, 2006,response to modified recurrent full-sib selection in two European F2 maize polulations analyzed with quantitative genetic methods, aus Untereschenbach- Windsbach, 2006.

7. Shull, G.H. (1908), The composition of a field of maize, American Breeder’s Association Report 4.

8. James C. (2010), “ Global Status of Commercialized Biotech/GM Crops

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 68)