Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2.1. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt ở Việt Nam

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng, trong đó có quặng sắt.

Ở Việt Namhiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang và rải rác ở một số khu vực khác thuộc tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và rải rác ở một số khu vực khác thuộc Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá...

Tổng trữ lượng địa chất thăm dò và dự báo khoảng gần 1,1 tỷ tấn, trong đó: + Trữ lượng cấp A+B+C1là: 568,18 triệu tấn.

+ Trữ lượng cấp C2 là: 193,23 triệu tấn.

Trừ 4 mỏ: Thạch Khê (Hà Tĩnh), Trại Cau (Thái Nguyên), Ngườm Cháng (Cao Bằng) và Quý Xa (Lào Cai) còn lại các báo cáo địa chất của các mỏ khác đều được thực hiện từ những năm 60 - 70 thế kỷ trước nên có độ tin

cậy rất thấp, sai lệch rất lớn giữa số liệu địa chất với thực tế khai thác tận thu một số điểm mỏ. Trữ lượng quặng sắt và thăm dò phần lớn chỉ mới ở cấp C1 và C2. Phần lớn tài liệu địa chất chưa đủ cơ sở pháp lý để lập báo cáo khả thi khai thác.

Hiện trạng khai thác và sử dụng quặng sắt: Quặng sắt phân bố rải rác với trữ lượng nhỏ, thường là tại các vùng kém phát triển, cơ sở hạ tầng rất khó khăn, giao thông không thuận lợi nên không cho phép khai thác và chế biến tập trung với quy mô lớn. Đó là yếu tố bất lợi cho việc lập các dự án đầu tư khai thác. Vì vậy, khả năng khai thác và chế biến quặng sắt trong nước phục vụ cho nhu cầu của ngành Thép Việt Nam bị hạn chế.

Khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên: ở Thái Nguyên chỉ duy nhất có mỏ sắt Trại Cau đang khai thác và chế biến quặng sắt với quy mô công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất thép của Tổng công ty Thép Việt Nam. Tại đây sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, mở vỉa bằng máy gạt C-100 và TZ- 130, dùng máy khoan đập CZ-20M để khoan nổ mìn, xúc bốc quặng bằng máy xúc gàu thuận (W-1001 và W-1002) dung tích gàu 1m3, vận tải quặng về xưởng tuyển bằng tàu điện ZL-14 và kết hợp với ô tô Kpaz (tải trọng 12 tấn) để chở đất đá thải. Mới đây, mỏ được trang bị thêm một số máy xúc thuỷ lực gàu ngược của Hàn Quốc và của Mỹ với dung tích là 1,5m3. Tại xưởng tuyển, quặng được đập thô, đập nhỏ, sàng quay, sàng rung, rửa và phân cấp xoắn để sản xuất tinh quặng có cỡ hạt từ 0- 50mm. Sản lượng năm 2002 khai thác quy mô công nghiệp là 156.089 tấn, khai thác thủ công là 41.798 tấn[7].

Khai thác quặng sắt ở Bắc Kạn: Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 6 mỏ quặng sắt đã được cấp phép khai thác gồm mở Bản Cuôn, mỏ Bản Phắng, mỏ Nà Nọi, mỏ Sỹ Bình, mỏ Bản Lác và mỏBản Cuôn.

Khai thác quặng sắt ở Cao Bằng: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 1994 đến năm 2002 chỉ có một mỏ quặng sắt được khai thác quy mô công

nghiệp và 8 điểm mỏ khai thác tận thu. Đó là mỏ Nà Lũng. Giai đoạn 1 khai thác quặng Deluvi, giai đoạn 2 khai thác quặng gốc. Mỏ được khai thác bằng phương pháp lộ thiên có sử dụng ô tô (KrAZ-256B tải trọng 12 tấn) và máy xúc gầu thuận (EKG của Nga dung tích gầu 1m3) với công suất khai thác là 150.000 tấn/năm. Công nghệ tuyển là tuyển rửa, đánh tơi đất quặng bằng nước áp lực. Sản phẩm là tinh quặng sắt để cung cấp cho lò cao (dung tích 23m3) và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Mỏ Ngườm Cháng sẽ đưa vào khai thác từ năm 2004. Công nghệ khai thác lộ thiên có sử dụng ô tô và máy xúc với công suất khai thác là 120.000 tấn/năm đểcung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Khai thác quặng sắt ở Tuyên Quang: Mỏ Phúc Ninh được đưa vào hoạt động từ năm 2000, công nghệ khai thác lộ thiên có sử dụng khoan nổ mìn, máy xúc, ô tô vận chuyển. Mỏ được khai thác tận thu với công suất 30.000 tấn/năm.

Khai thác quặng sắt ở Lào Cai: Quặng sắt được khai thác ở các mỏ: Na Lốc (huyện Mường Khương), Nậm Mít (huyện Bát Xát), Làng Lếch và Tam Đỉnh (huyện Văn Bàn), Kíp Tước. Phương pháp khai thác thủ công, chọn lọc các tảng lăn với tổng công suất của các mỏ khoảng hơn 50.000tấn/năm.

Khai thác quặng sắt ở Hà Giang: Khai thác quặng sắt với quy mô tận thu, công nghệ khai thác thủ công có nổ mìnốp, vận chuyển bằng ô tô tải trọng nhỏ từ 10 - 12 tấn ở điểm quặng sắt Quyết Tiến, huyện Quản Bạ với sản lượng quặng sắt đã khai thác là 3.815 tấn, điểm quặng sắt Phong Quang, huyện Vị Xuyên với sản lượngquặng đã khai thác là 3.568 tấn.

Ngoài ra, tại một số tỉnh khác như: Thanh Hoá, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh... khai thác tận thu một số điểm mỏ có trữ lượng nhỏ. Phương pháp khai thác chủ yếu là thủ công và nhặt chọn lọc các tảng lăn quặng sắt để phục vụ cho công nghiệp địa phương và bán cho tư nhân thu mua hoặc bán cho một số tổ chức có tư cách pháp nhân xuất khẩu. Giai

đoạn từ 1995- 2002, các địa phương này khai thác với tổng sản lượngkhoảng 5.000 - 10.000 tấn/năm.

Thị trường tiêu thụ quặng sắt: Chủ yếu phục vụ cho Tổng công ty Thép và xuất khẩu sang Trung Quốc. Sản lượng quặng sắt xuất khẩu dao động lớn từ 50.000 - 370.000 tấn/năm. Nguyên nhân do phụ thuộc vào việc thu mua của tư thương Việt Nam và doanh nghiệp của Trung Quốc. Giá quặng sắt bán cho Trung Quốc quá thấp so với giá quặng sắt cùng loại trên thị trường thế giới và khu vực. Nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên một số doanh nghiệp sẵn sàng bán mà không tính đến lợi ích chung của quốc gia. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khai thác và sử dụng quặng sắt Việt Nam cho nhu cầu sản xuất phôi thép bằng nguyên liệu trong nước[3].

1.3.2.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thácvà chế biến quặng sắt ảnh hưởng đến môi trường ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã vàđang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bất cứ hình thức khai thác nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác và chế biến ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động khai thác quặng sắt. Trong quá trình khai thác mỏ, cong người đã làm thayđổi môi trường xung quanh, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Có thể phân loại các tác động theo hai hình thức sau:

Những tác động của hoạt động khai thác mỏ:

-Tác động cơ học: sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các

lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, khả năng chứa nước, làm thay đổi chất lượng nguồn nước

-Tác động hóa học:

Thoát acid từ mỏ khai thác: acid từ mỏ khai thác là một quá trình tự nhiên. Khi số lượng lớn đá chứa các khoáng vật sunfua được đào lên từ một

mỏ lộ thiên hoặc lấy lên từ dưới lòngđất, nó phản ứng với nước và oxy để tạo ra axit sulfuric. Acid được nước mưa hay nước theo dòng chảy thoát ra khu vực mỏ và đổ vào các sông, suối hoặc nước ngầm xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước.

Ô nhiễm kim loại nặng: Các kim loại như asen, coban, đồng, cadimi, bạc, chì, kẽm chứa trong đất đá khai thác hoặc mỏ ngầm lộ thiên tiếp xúc vói nước. Kim loại bị rửa trôi ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước dưới hạ lưu.

Một số địa phương như là Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang… Nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: Quặng sắt, chì – kẽm, đồng, vàng… phạm vi khai thác khá lớn.Tuy nhiên, hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực.

Tại các vùng khai thác quặng sắt đã gây ra những sự cố, ảnh hưởng gây hậu quả nặng nề tới môi trường như: Dự án khai thác mỏ quặng sắt xóm Mỗ 2 (xã Bình Thanh, huyện Cao Phòng, Hòa Bình) đã để lại cho người dân nơi đây quá nhiều hệ lụy. Hiện nay, dù việc khai thác khoáng sản tại đây đã bị tạm ngừng nhưng những hậu quả nặng nề vẫn chưa được khắc phục. Nguyên nhân do vị trí của mỏ quặng nằm trên đồi cao, nơi đầu nguồn của các con suối nên từ nhiều năm nay việc khai thác nơi đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khu vực xóm Mỗ 2, nhất là vào mùa mưa lũ. Nước chảy từ điểm khai thác quặng sắt đã kéo theo đất, đá tràn xuống khu dân cư, khu vực ruộng lúa mà người dân đang canh tác. Lượng đất đá, bùn quặng vùi lấp xuống ruộng quá lớn, người dân đã phải lấy xô múc bớt đất bùn từ ruộng ra nhưng vẫn không xuể.

Cụ thể như sau những trận mưa đầu mùa mưa năm 2012, tại thời điểm thống kê ngày 31/5/2012 đã có 0,93 ha lúa của 27 hộ dân xóm Mỗ 1 và Mỗ 2

bị đất đá vùi lấp, mất trắng. Đó là chưa kể đến diện tích khoảng trên 1ha bị bùn đất lắng đọng lâu ngày làmảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng.

Ngoài ra, việc chảy trôi bùn đất từ trên cao xuống đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho giếng nước sinh hoạt của các hộ dân xóm Mỗ 2. Sau mỗi trận mưa, bùn đất theo mạch nước ngầm ngấm xuống làm giếng nước đục ngầu, phải vài ngày sau nước lắng đọng mới sử dụng được. Đáng lo ngại hơn khi đây lại là giếng nước sinh hoạt của các hộ dân trong bản du lịch Giang Mỗ!

Khai thác mỏ cũng đồng nghĩa với việc phải đánh đổi phá hủy nhiều cảnh quan môi trường.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt đến môi trường nước trên địa bàn xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường nước ở đây.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt khoa học: Trong khuôn khổ ô nhiễm môi trường nước và tác động của khai thác quặng sắt đến môi trường nước.

- Về không gian lãnh thổ: Địa bàn xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

- Về thời gian:

+ Nghiên cứu được tiến hành từ 06/2013- 06/2014.

+ Nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2011-2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn,tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

*Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý;

- Địa hình, địa chất, cảnh quan tự nhiên; - Khí hậu, thuỷ văn;

- Khoáng sản theo thăm dò; *Điều kiện kinh tế, xã hội:

- Đặc điểm chung về phát triển văn hoá xã hội; - Dân số, việc làm;

2.2.2. Tình hình khai thác và chế biến quặng sắt của mỏ sắtBản Cuôn

Trong phần này, chúng tôi đã xem xét kỹ đến một số yếu tố để có thể đánh giá được một cách khách quan về các vấn đề môi trường của mỏ.

- Thời gian mỏ đi vào hoạt động.

- Chất lượng, trữ lượng, thời gian tồn tại của mỏ (tuổi thọ của mỏ). - Công nghệ khai thác và chế biến của mỏ.

- Các biện pháp giảm thiểu đánh giá tác động môi trường đãđược Công ty áp dụng.

2.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước chịu tác động do hoạt độngkhai thác và chế biến quặng sắt tại địa bàn nghiên cứu khai thác và chế biến quặng sắt tại địa bàn nghiên cứu

2.2.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của khai thác và chế biến của mỏ đến môitrường nước dựa vào các số liệu đã phân tích trường nước dựa vào các số liệu đã phân tích

Qua các số liệu thu thập quan trắc, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng và ô nhiễm của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt của mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Pháiqua lấy mẫu phân tích bao gồm:

-Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt; -Đánh giá hiện trạng môi trường nước ngầm;

-Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt, nước ngầm qua các năm.

2.2.3.2. Phân tích đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn xã NgọcPhái qua các năm Phái qua các năm

2.2.3.3. Ý kiến của người dân về môi trường nước ảnh hưởng bởi khai thác vàchế biến quặng sắt của mỏBản Cuôn chế biến quặng sắt của mỏBản Cuôn

Lấy ý kiến của người dân bằng các phiếu câu hỏi điều tra, nhằm đánh giá một cách khách quan và chính xác tình hình môi trường nước có bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt hay không.

2.2.4.Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động môi trường

-Đối với đơn vị khai thác; -Đối với cơ quan quản lý; -Đối với cộng đồng dân cư;

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Sử dụng tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn.

- Tài liệu, số liệu về hoạt động, công nghệ sử dụng trong hoạt động khai thác và chế biến tại mỏ.

- Tài liệu về công tác quản lý môi trường tại địa phương.

- Kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.

-Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.

2.3.3.Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh

- Nắm bắt được thôngtin chung về khu vực nghiên cứu. -Xác định vị trí lấy mẫu.

-Phương pháp này giúp có cái nhìn sơ bộ và tổng quan đối tượng cần nghiên cứu, đồng thời giúp kiểm tra lại tính chính xác của những số liệu đã thu thập được từ đó xử lý thông tin tốt hơn trong bước tổng hợp phân tích.

2.3.4.Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước

-Đối tượng phỏng vấn: Người dân sống tại địa bàn nghiên cứu. - Số lượng:40 hộ trên địa bàn nghiên cứu.

- Hình thức:

+ Phát phiếu điều tra; + Phỏng vấn trực tiếp;

- Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ trênđịa bàn nghiên cứu để phỏng vấn; - Nội dung điều tra về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường nước;

- Nội dung điều tra bao gồm: + Thông tin người được điều tra; +Ảnh hưởng về sức khoẻ; + Hiện trạng quản lý;

2.3.5. Phương pháp tổng hợp và so sánh

- Tổng hợp số liệu điều tra, phân tích và thu thập được để chọn lọc ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)