Kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác và chế biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 79)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3.kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác và chế biến

biến quặng sắttới môi trường nước xã Ngọc Phái

Để lấy được những ý kiến của nhân dân về các ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Bản Cuôn tới môi trường sống của họ,Luận văntiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 40 hộ dân trên địa bàn xã.

3.3.3.1. Nhận thức chung

Người dân đều biết các hoạt động khai thác và chế biến quặng Sắtdiễn ra hàng ngày đang gây ra nhiều tác hại lớn cho môi trường xung quanh. Tuy nhận thức được những tác hại đó không phải ai cũng nắm được. Qua quá trình phỏng vấn, đa số đều nhận định hoạt động của mỏsắt Bản Cuônô nhiễm môi trường. Trong đó 75% ý kiến người dân cho rằng môi trường nước của xã rất

ô nhiễm, 25% cho rằng mức độ ô nhiễm không đáng kể. Hầu hết người dân đều cho hoạt động thải nước thải gây ô nhiễm nước nhiều nhất (100%). Điều đó cho thấy bước đầu người dân cũng đã có những hiểu biết nhất định về sự ảnh hưởng của khai thác và chế biến quặng sắt Bản Cuôntới môi trường nước trên địa bàn xã Ngọc Phái.

3.3.3.2. Kết quả phiếu điều tra

Hoạt động khai thác quặng sắt đã làm suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, bồi lấp sông, suối, gây ngập úng hạn hán cục bộ ảnh hưởng tới đời sống dân sinh. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang hủy hoại năng xuất cây trồng và nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn sinh thủy trong khu vực. Nhận định của người dân về ảnh hưởng của khai thác quặng sắt tới nước mặt và nước ngầm của xã như sau:

Bảng 3.16. Ý kiến của người dân về các hoạt độngkhai thác quặng sắttới môt trường nước

TT Câu hỏi Trả lời (%)

Không

1 Anh/chị có biết mỏ khai thác quặng sắt vẫn đang hoạt động tại xã Ngọc Pháikhông?

100%

2 - Chất lượng nước giếng nhà Anh/Chị có tốt không?

- Biểu hiện bề mặt nước giếng của gia đình ra sao?

70% nước trong

30%

nước biểu hiện có váng, cặn 3 Độ sâu của giếng nước gia đình

trong những năm gần đây như thế nào?

65% độ sâu giếng bị giảm

35% không biết

4 Khai thác quặng sắt ảnh hưởng tới môi trường nước nông nghiệp như thế nào? 75% Nước có vẩn đục và mùi tanh,… 25% Ô nhiễm không đáng kể 5 Mỏ có cảnh báo nguy cơ ô nhiễm

đến gia đình Anh/chị không?

100% Không cảnh báo 6 Mỏ có hướng dẫn phòng tránh

hay hỗ trợ xử lý nước ô nhiễm tới gia đình Anh/chị không?

100%

7 Mỏ có xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường không?

37,5% 62,5%

Qua bảng 3.16. ta thấy phần lớn người dân cho rằng hoạt động của mỏ sắt Bản Cuôn ảnh hưởng tới nguồn nước của họ. Những ảnh hưởng chủ yếu vẫn là làm giảm mực nước đồng ruộng làm cây trồng khô héo, thu nhập của người nông dân trong xã giảm đáng kể. Các con suối thì suy giảm chất lượng và diện tích do hoạt động đổ thải của Mỏ (96%).

100% các hộ được phỏng vấn chobiết mực nước giếng gia đình của họ bị tụt thấp hơn trước rất nhiều, 30% trả lời rằng nguồn nước của họ có váng và cặn vôi. Bên cạnh đó Mỏ lại chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước của mỏBản Cuônlà 37,5%nhưng chưa đạt hiệu quả xử lý nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến cuộc sống con người. Nhu cầu được sống trong môi trường sạch hiện nay bức thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là với người dân vùng mỏ. Ô nhiễm nước vùng dân cư khu mỏ là nguyên nhân phát sinh các bệnh như tiêu chảy, da liễu, đau mắt đỏ. Lượng nước thải phát sinh trong quá trình khai thác và chế biến quặng sắt của mỏBản Cuôn ảnh hưởng trực tiếp tớinguồn nước sinh hoạt, sản xuấtcủa người dân trên địa bàn xã Ngọc Phái.

3.4. Đề xuất các giải pháp nhằmgiảm thiểu các tác động môitrường trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 79)