3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Tình hình dân số và lao động xã Ngọc Phái
a. Dân số:
Xã Ngọc Phái có 547 hộ, tổng dân số là 2.378 người. Có 3 dân tộc Kinh, Tày, Dao cùng chung sống trên địa bàn 10 thôn, bản trong xã.
Tỷ lệ gia tăng dân số của xã giảm dần qua các năm phản ánh tính hiệu quả tích cực của công tác tuyên truyền dân số KHHGĐ của chính quyền xã người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sinh ít, đẻ thưa cho nên
tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá ổn định, để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và quan tâmđến việc nuôi dạy con cái được ăn học đầy đủ.
b. Lao động - việc làm:
Xã Ngọc Phái có cơ cấu dân số không phức tạp, thông qua tỷ lệ về số lao động nông nghiệp thể hiện xã là một xã thuần nông.
Là một xã thuần nông nên lực lượng lao động chủ yếu là lao động chân tay, hầu hết những người trong độ tuổi lao động của xã đều có việc làm (nhưng chỉ theo mùa vụ) chủ yếu là lao động phổ thông. Lực lượng lao động có sức trẻ, cần cù, chịu khó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của số đông còn hạn chế nên năng suất lao động còn thấp. Cần nâng cao hơn nữa trình độ, kiến thức cho nguồn lao động của địa phương về kỹ thuật phát triển sản xuất nông nghiệp thông qua hoạt động của cơ quan khuyến nông xã, huyện.
Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền cũng như nhân dân quan tâm, đặc biệt là thời gian nông nhàn khi kết thúc mùa vụ. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế, ổn định trật tự, an toàn xã hội[2].