3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.1. Giải pháp quản lý
Đối với đơn vị tổ chức khai thác
Phải tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên các vấn đề môi trường và an toàn củakhu vực khai thác và xưởng chế biến.
- Lập kế hoạch quản lý môi trường và an toàn cho toàn mỏ;
- Tiến hành quan trắc, giám sát nội bộ và môi trường xung quanh;
Ngoài ra còn đào tạo nâng cao nhận thức, chế độ báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
- Trang bị các kiến thức về các vấn đề môi trường các kiến thức về an toàn lao động trong sản xuất cho toàn thể cán bộ công nhân viên liên quan đến sản xuất tại các xưởng, khu khai thác quặng.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc giám sát môi trường định kỳ hàng năm. Định kỳ báo cáo về chương trình giám sát môi trường, kết quả giám sát về môi trường có cơ quan quản lý nhànước.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước môi trường
Tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người dân nói chung và các tổ chức tham gia hoạt động khoáng sản nói riêng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác chế biến khoáng sản. Nhất là việc thức hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Củng cố và tăng cường đội ngũ thanh tra khoáng sản, thanh tra môi trường có đủ năng lực, trìnhđộ, kinh nghiệm và nhiệt tìnhđể làm công tác thanh tra, kiểm tra.
Bổ xung quyền hạn cho thanh tra viên, tăng mức phạt cho mỗi hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.
Chính quyền các địa phương cần tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, giải tỏa các khu vực khai thác khoáng sản trái phép.Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và cơ quan quản lý môi trường cũng như với chính quyền các địa phương nơi có
các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong công tác bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản và các ngành có liên quan cần kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường gây tác động xấu tới môi trường sống của nhân dân. Nếu tổ chức cá nhân nào cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản thì phải thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản, nếu vi phạm nghiêm trọng phải đưa ra truy tố trước pháp luật.
Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần có tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản để rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương và khen thưởng đối với những tổ chức và cá nhân có thành tích bảo vệ môi trường.
Đối với cộng đồng dân cư
Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp học, tập huấn nâng cao nhận thức về môitrường và các hoạt động cộng đồng khác.
-Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học như lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học.
Xã hội hoá bảo vệ môi trường
- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt động có tính phong trào của các ngành, tổ chức đoàn thể.