Giải phápbảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 84)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Giải phápbảo vệ môi trường

- Biện pháp giảmthiểu ảnh hưởng do nước thải

Hình 3.23. Sơ đồ xử lý nước thải

Bãi thải Đuôi thải Đá vụn, cát thải Bãi thải Ngăn Trong Ngăn lắng Tuyển từ Tuyển vét Tinh quặng Quặng thu hồi

Phân cấp ruột xoắn Bun ke quặng thô Nghiền sơ cấp Nghiền thứ cấp Nghiền bi Bể nước trung tâm

- Xử lý nước thải từ quá trình tuyển rửa:

Để tận dụng tối đa kim loại còn sót lại sau khi tuyển quặng sắt bằng phương pháp thô có chứa trong bùn thải quặng đuôi, tuyển lại bùn thải, lượng bùn còn lại sau khi tuyển sẽ được tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (dây truyền sản xuất gạch).

-Đối với nước mưa chảy tràn:

+ Tại khu vực bãi thải mỏ: Nước mưa chảy tràn qua bãi thải được thoát vào hệ thống rãnh xung quanh có kích thước rộng 1,0m, sâu 0,5m nhằm thu gom tập trung nước mưa chảy tràn xung quanh bãi thải vào suối Nà Tàm.

+ Đối với mặt bằng sân công nghiệp: Hiện nay để hạn chế ô nhiễm do nước mưa cuốn theo bụi, quặng sắt vãi và bụi đất đá tại khu vực này, mỏ đã đào rãnh thoát nước vào hệ thống rãnh thu nước và các hố ga lắng cặn, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung và chảy vào suối Nà Tàm.

-Đối với nước thải sinh hoạt

Hiện nay mỏ đã xây dựng 3 khu nhà vệ sinh, được bố trí trên mặt bằng các phân xưởng sàng, phân xưởng cơ khí và khai thác và phân xưởng vận tải. Hồ xử lý 2 ngăn. Cácthông số của các ngăn như sau:

+ Ngăn thứ nhất là ngănlắng + Ngăn thứ 2 là ngăn nước trong

Nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể lắng, có lưới chắn rác; nước vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Cần phải có nôi quy, tuyên truyền, giáo dục để giữ gìn vệ sinh chung. Nước sau khi xử lý thìđược thải vào hệ thống rãnh thoát nước mưa.

Phương án giải quyết vấn đề môi trường sau khai thác

- Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu vực mỏ trên ý thức tiết kiệm đất đai sử dụng.

- Xây dựng hệ thống thoát nước trong khai trường đảm bảo cho đất đá thải không trôi lấp xuống lòng suối.

- Khai thác lộ thiên với góc dốc bờ công tác hợp lý nhất vừa đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, vừa đảm bảo diện tích mở rộng khai trường là nhỏ nhất.

- Có thể sử dụng bãi thải trong để tích kiệm diện tích đổ thải.

Tại các chân bãi thải xây dựng các đập chắn để hạn chế hiện tượng trôi lấp đất đá thải ảnh hưởng tới sông suối và ruộng vườn của nhân dân.

-Mương thoát nước ngăn thành nhiều tầng bậc để nắng đọng chất thải. - Khống chế ô nhiễm bụi bằng cách tưới đường thường xuyên nhằm hạn chế tối đa lượng bụi.

- Trồng cây xanh và cỏ tại những khu vực đã ngừng đổ thải hoặc khai thác. -Đất đá thải phát sinh từ quá trình tuyển cần được thu gom đổ thải vào nơi quy định.

Đề xuất biện pháp cải tạo môi trường sau khai thác

Tiến hành san lấp moong khai thác sau khi kết thúc khai thác. Tính toán lượng đất đá cần san lấp cho các điểm mỏ đã kết thúc khai thác.

-Đối với các tuyến đường vận tải sau khi kết thúc khai thác, các tuyến đường vận tải không phục vụ mục đích vận tải khoáng sản từ khu vực khai thác đến khu vực tuyển quặng nữa. Khi đó, một giải pháp quan trọng là trồng cây xanh tại các vị trí cho phép mục đích làm đẹp cảnh quan, đối với các tuyến đường còn lại trồng cây xanh để khôi phục cảnh quan môi trường. Đặc biệt là sự phân tán bụi trong không khí.

-Đối với bãi thải sau khai thác là nơi sinh ra bụi, bụi được sinh ra khi đất đá bị gió cuốn đi trong mùa hanh khô. Như vậy, sau khi kết thúc khai thác khoáng sản quặng sắt, biện pháp tốt nhất để cải tạo phục hồi môi trường trong khu vực bãi thải là trồng cây xanh. Vị trí trồng cây xanh là bao phủ toàn bộ bãi thải, nhằm trả lại môi trường xanh - sạch-đẹp cho khu vực mỏ.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Trên cơ sở quả nghiên cứu của Luận văn đạt được tôi rút ra được những kết luận tổng quát như sau:

1. Kết luận

1.1. Việc triển khai dự án khai thácvà chế biếnmỏ sắt Bản Cuônmang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho huyện Chợ Đồn, các huyện lân cận và tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Từ quá trình thu thập số liệu và phân tích các phiếu điều tra Luận văn cho thấy việc khai thác và chế biến của mỏ quặng sắt không gâyảnh hưởng đến môi trường nước và sức khỏe người dân sống gần khu khai thác.

1.2. Diễn biến hàm lượng các chất gây trong nước mặt của xã Ngọc Phái từ năm 2012đến năm 2014 cho thấy:

- Chất lượng nước mặt trên địa bàn xã chưa bị ô nhiễm tại các vị trí quan trắc mẫu nước mặt, các thông số vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008. Hàm lượng Fe, TSS đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012- 2014. Trong giai đoạn năm 2012-2014 mỏ quặng có sự thay đổi về phương thức khai thác, tuyển rửa và bổ sung các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên hàm lượng các chất gây ô nhiễm có xu hướng giảm đáng kể.

-Qua 2 đợt phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy chất lượng nước không bị ô nhiễm bởi mỏ khai thác khoáng sản. Các thông số trong nước ngầm phân tích được đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008. Hàm lượng Fe có sự thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể, mức độ lên xuống của từng giai đoạn không nhiều. Hàm lượng Fe vẫn ở trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008, để dùng được nước ngầm này trong sinh hoạt người dân phải sử dụng các biện pháp lọc nước.

- Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý của mỏ ra nguồn tiếp nhận là Suối Nà Tàm cho thấy nồng độ TSS, Fe, CN- ở cả 02 mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột A.

Trong giai đoạn năm 2012-2014 nồng độ TSS, Fe đều ở mức tương đối cao và giảm hàm lượng các chất ô nhiễm trong năm 2014. Nguyên nhân là do trong năm 2013 mỏ đã bổ sung các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và chế biến. Tuy nhiên lượng nước thải của mỏ vẫn chưa được xử lý triệt để.

1.3. Qua điều tra thực thế cho thấy phần lớn người dân đều đánh giá quá trình khai thác và chế biến của mỏ quặng sắtBản Cuôncó ảnh hưởng tới môi trường nước và sức khỏe của người dân trên địa bàn. Trong đó 75% ý kiến người dân cho rằng môi trường nước của xã rất ô nhiễm, 25% cho rằng mức độ ô nhiễm không đáng kể. Hầu hết người dân đều cho hoạt động thải nước chất thải gây ô nhiễm nước nhiều nhất (100%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)