3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng
Phần lớn các công trình như: trụ sở UBND, bưu điện văn hóa, trường học đã được xây dựng. Tuy nhiên các công trình xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, nhất là trụ sở UBND hiện đang còn rất chật hẹp. Vì vậy trong tương lai cần phải xây dựng, bố trí lại một số công trình công cộng phúc lợi xã hội.
a. Giao thông:
Là xã nằm xa trung tâm huyện, ngoài đường 254 chạy quaNgọc Pháicó hệ thống giao thông kém phát triển, hầu hết các tuyến đường trong xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên việc đi lại, giao lưu kinh tế củaNgọc Phái rất khó
khăn. Diện tích đất giao thông thống kê của xã có 22,32 ha. Trong thời gian tới các tuyến đường trong xã cần phải nâng cấp mới đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
b. Thuỷ lợi và nước sinh hoạt:
Diện tích đất dành cho thủy lợi là 2,02 ha. Hệ thống thủy lợi kênh mương nội đồng của xã còn hạn chế, hàng năm các tuyến mương được tu sửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
Hệ thống thủy lợi của Ngọc Phái đã tương đối phát triển, nhiều tuyến mương máng đãđược kiên cố hóa nên đã phần nào phục vụ tốt cho sản xuất. Đa số người dân sử dụng nước mặt các sông suối, nước mưa và các khe. Tuy nhiên nguồn nước lại thay đổi theo mùa, mùa khô lượng nước cạn kiệt nên gặp nhiều khó khăn. Cần đẩy mạnh việc đầu tư giải quyết nước sạch cho dân cư, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc.
c. Cấp điện:
Hiện tại xã Ngọc Phái đã cóđiện lưới quốc gia đến nay 10/10 thôn được dùng điện. Tuy nhiên, do dân cư sống thưa thớt nên hệ thống lưới điện nhiều chỗ còn chưa đảm bảo. Do dân cư nằm phân tán nên trong thời gian tới UBND xã cần có các chủ trương cụ thể đưa mạng lưới điện đến toàn các hộ trong xãđược đảm bảo[10].