Phân tích đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn xã Ngọc Phá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2.Phân tích đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn xã Ngọc Phá

Phái qua các năm

Để đánh giá được diễn biến của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt mỏ sắt Bản Cuôn ảnh hưởng đến môi trường nước trên địa bàn xã Ngọc Phái. Luận văn đã tiến hành so sánh, phân tích đánh giá diến biến chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực xã Ngọc Phái qua các năm 2011, 2012 và 2013 kết quả như sau:

3.3.2.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Ngọc Phái

Luận văn đã lựu chọn 02 chỉ tiêu hữu cơ bị ô nhiễm là Fe, TSS để so sánh và đánh giá diễn biến cụ thể như sau:

* Diến biến của chỉ tiêu Fe trong nước mặt của xã Ngọc Phái:

Qua thu thập tổng hợp, phân tích số liệu quan trắc định kỳ các thông số về chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Ngọc Phái. Kết quả của các chỉ tiêu thể hiện như sau:

Bảng 3.12. Hàm lượng Fetrong nước mặt của xã Ngọc Phái Vị trí lấy mẫu Năm 2012 đợt 1 Năm 2013 đợt 1 Năm 2014 đợt 1 QCVN 08:2008/BTNMT B1 NM 1 0,23 0,21 0,19 1,5 NM 2 0,44 0,37 0,28 1,5 NM 3 0,36 0,33 0,26 1,5 NM4 0,09 0,07 0,06 1,5

(Nguồn: Số liệu năm 2012, 2013, [10], [11], năm 2014 tác giả trực tiếp quan trắc và phân tích)

- Vị trí lấy mẫu:

+ NM1: Tại Suối Nà Tàm -Phía thượng nguồn.

+ NM2: Trên Suối Nà Tàm cách cửa xả của mỏ 1km về phía hạ lưu.

+NM3: Trên Suối Nà Tàm - Phía hạ nguồn.

+NM4: Nước mặt tại cánh đồng xã Ngọc Phái.

Hình 3.18. Biểu đồ diễn biễn hàm lượng Fequa các năm

Nhận xét: Qua hình 3.18 cho thấy diễn biến hàm lượng Fe qua các năm. Hàm lượng BOD5có xu hướng giảm từ giai đoạn năm 2012 -2014. Đến năm 2013 hàm lượng BOD5 có xu hướng giảm tại cả 4 điểm lấy mẫu phân tích. Tạivị trí NM2, NM3 hàm lượng Fe có giảm nhưng không đáng kể. Hàm lượng Fe giảm theo thời gian là do Công ty đã có mức đầu tư quan tâm ngày càng nhiều cho công tác xử lý nước thải, bùn thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Do đó màảnh hưởng của việc khai thác và chế biến quặng sắt của mỏ Bản Cuôn đến môi trường xung quanh được hạn chế nhiều.

* Diễn biến Tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt của xã Ngọc Phái:

Bảng 3.13. Tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt của xã Ngọc Phái Vị trí lấy mẫu ĐVT Năm 2012 đợt 1 Năm 2013 đợt 1 Năm 2014 đợt 1 QCVN 08:2008/BTNMT B1 NM 1 mg/l 21 19 16 50 NM 2 mg/l 43 37 26 NM 3 mg/l 38 34 19 NM4 mg/l 48 41 28

(Nguồn: Số liệu năm 2012, 2013, [10],[11], năm 2014 tác giả trực tiếp

Hình 3.19. Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS qua các năm Nhận xét: qua hình 3.19 cho thấy diễn biến hàm lượng TSS tại các điểm lấy mẫu qua các năm. Trong giai đoạn năm 2012-2014 hàm lượng TSS có xu hướng giảm và đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN08:2008. Do nước mặt có mục đích sử dụng là tưới tiêu nông nghiệp, thủy lợi do đó không đòi hỏi chất lượng nước cao.

Đánh giá chung:

Từ hình 3.16 và hình 3.17 cho thấy chất lượng nước mặt có sự thay đổi về hàm lượng các chất trong nước. Hàm lượng Fe, TSS đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2014. Trong giai đoạn năm 2012-2014 mỏ quặng có sự thay đổi về phương thức khai thác, tuyển rửa và bổ sung các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên hàm lượng các chất gây ô nhiễm có xu hướng giảm đáng kể.

3.3.2.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm

Chất lượng nước ngầm không thấy có dấu hiệu gì bị ô nhiễm do hoạt động của việc khai thác và chế biến mỏ quặng sắt. So sánh phiếu phân tích chất lượng nước ngầm qua các năm cho thấy chất lượng nước còn khá tốt.

Bảng 3.14. Hàm lượng Fe trong nước ngầm xã Ngọc Phái Vị trí lấy mẫu ĐVT Năm 2012 đợt 1 Năm 2013 đợt 1 Năm 2014 đợt 1 QCVN 09:2008/BTNMT NN1 mg/l 0,37 0,34 0,26 5 NN2 mg/l 0,32 0,28 0,22

(Nguồn: Số liệu năm 2012, 2013, [10],[11], năm 2014 tác giả trực tiếpquan trắc và phân tích)

Hình 3.20. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Fe qua các năm

- Vị trí lấy mẫu:

+ NN1: Nước giếng khu dân cư thôn Bản Cuôn 1 + NN2: Nước giếng khu dân dư thôn Bản Cuôn 2

Nhận xét:Qua hình 3.20 cho thấy hàm lượng Fe có sự thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể, mức độ lên xuống của từng giai đoạn không nhiều. Hàm lượng Fe vẫn ở trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008, để dùng được nước ngầm này trong sinh hoạt người dân phải sử dụng các biện pháp lọc nước.

3.3.2.3. Đánh giá chất lượng nước thải của việc khai thác và chế biến quặng sắt

Bảng 3.15. Hàm lượng các chất qua các năm Vị trí lấy mẫu ĐVT Năm 2012 đợt 1 Năm 2013 đợt 1 Năm 2014 đợt 1 40:2008/BTNMTQCVN (A) NT1 NT2 NT1 NT2 NT1 NT2 TSS mg/l 156 78 139 62 121 56 50 Fe mg/l 1,79 1,06 1,34 0,84 1,12 0,68 1

(Nguồn: Số liệu năm 2012, 2013, [10],[11], năm 2014 tác giả trực tiếpquan trắc và phân tích)

- Vị trí lấy mẫu:

+ NT1: Nước thải sau xưởng tuyển nổi tại hồ lắng thứ nhất + NT2: Nước thải sau điểm xả hồ lắng thứ 2 ra Suối Nà Tàm

mg/l

Hình 3.22. Biểu đồ hàm lượng Fe qua các năm

Nhận xét:Qua bảng 3.15 cho thấy mức độ thay đổi hàm lượng các chất qua các năm. Nước thải sau khi xử lý vẫn chiếm hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Đều vượt quá quy chuẩn cho phép.

Trong giai đoạn năm 2012 - 2014 nồng độ TSS, Fe đều ở mức tương đối cao và giảm hàm lượng các chất ô nhiễm trong năm 2014. Nguyên nhân là do trong năm 2013 mỏ đã bổ sung các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và chế biến. Tuy nhiên lượng nước thải của mỏ vẫn chưa được xử lý triệt để. Với hàm lượng như vậy sẽ ảnh hưởng tới môi trường khu vực xã Ngọc Phái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 74)