Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1.4.Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã về mặt thổ nhưỡng được phân bố chủ yếu là các loại đất: -Đất phù sa sông suối (P) phân bố tập trung ở ven các con suối chính chảy trên địa bàn xã,đây là loại đất có diện tích nhỏ, thích hợp cho cây trồng lúa và cây nông nghiệp ngắn ngày.

-Đất dốc tụ trồng lúa nước (Ld) phân bố xen kẽ các khu đồi đất thấp. Đây là loại đất được hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phonghóa trên cao đưa xuống, có độ phì khá,đất chua, thích hợp cho trồng lúa.

-Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Lf) được hình thành do quá trình cải tạo trồng lúa nước, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa và các cây công nghiệp.

-Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (Fp) loại đất phân bố ở các khu vực canh tác, thích hợp cho việc trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.

-Đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs) loại này có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, nếu ngập nước sẽ có quá trình gây hóa mạnh, diện tích đất này phù hợp cho phát triển cây màu, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

-Đất vàng nhạt phát triển trên phiến sa thạch (Fp) tập trung ở các khu vực đồi núi, đây là loại đất có diện tích lớn, nghèo dinh dưỡng, dễ bị sói mòn rửa trôi. Loại đất này phù hợp cho việc phát triển cây lâm nghiệp.

Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp cũng như cây lâm nghiệp và các loại cây trồng khác. Trong thời gian quy hoạchcần đầu tư phát triển tận dụng tốt nguồn tài nguyên đất đai, sử dụng và bảo vệ đất bền vững.

b. Tài nguyên nước:

Xã Ngọc Phái có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 14,05 ha và diện tích mặt nước chuyên dùng là 25,74 ha, bao gồm nhiều khe suối bắt nguồn từ trên núi, chất lượng nước tương đối sạch. Đây là nguồn nước mặt phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và cân bằng sinh thái.

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt: Hầu hết các hộ gia đình ở trung tâm xã đã được dùng nguồn nước sạch sinh hoạt còn lại các thôn bản khác dùng nước khe suối, chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh.

c. Tài nguyên rừng:

Hiện nay trên toàn xã có 1.945,16 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 1.901,38 ha đất rừng sản xuất và 43,78 ha đất rừng phòng hộ. Trong đó hầu hết là đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất. Những năm gần đây xãđã

đề ra nhiều biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng như các chính sách giao đất giao rừng nên diện tích đất rừng không ngừng được tăng lên qua các năm.

Nhìn chung, rừng của Ngọc Phái hiện nay đang được phát triển tốt góp phần bảo vệ sinh thái, giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trường. Do diện tích rừng ngày càng khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ giảm sút đãđược phát triển trở lại làm đa dạng cho sự phát triển của tự nhiên. Đặc biệt hiện nay rừng và đất rừng của xã đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương.

d. Tài nguyên khoáng sản:

Nguồn khoáng sản của xã chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ. Nhưng thực tế cho thấy đây là vùng có khoáng sản với quy mô tương đối. Do vậy trong những năm tới cần có sự thăm dò, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng khoáng sản có trên địa bàn xã.

e. Tài nguyên nhân văn:

Xã Ngọc Phái có 547 hộ gia đình, có 2.378 nhân khẩu. Tốc độ phát triển dân số của xã ở mức trung bình. Xã Ngọc Phái có 10 thôn bản, gồm có các dân tộc: Tày, Dao, Kinh, Nùng cùng nhau chung sống. Ngọc Phái là nơi tập trung phần đa dân số làm nông nghiệp. Xã có nguồn nhân lực dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, giàu truyền thống cách mạng, tiếp thu nhanh các kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất. Bên cạnh đó trình độ dân trí phát triển còn thấp và không đồng đều, số cán bộ có trình độ khoa học kỹthuật và năng lực còn ít.

Xã Ngọc Phái nằm trên trục đường quốc lộ 254, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển văn hóa xã hội [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 44)