Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế

a. Ngành nông nghiệp:

Ngọc Phái có nền nông nghiệp tương đối phát triển, giá trị sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và đã dần thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhưng trong những năm gần đây nhờ áp dụng các biện pháp khoa học cùng với hướng dịch chuyển cơ cấu cây trồng phù hợp nên sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng khá. Trong đó:

b. Trồng trọt:

- Những năm gần đây nhân dân đã có nhiều thay đổi về nhận thức trong việc chọn giống thường sử dụng các loại giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao cộng với có sự đầu tư thích đáng về phân bón, nên năng suất lúa tăng đáng kể hàng năm thường đạt và vượt chỉ tiêu. Có được thành tựu sản xuất nông nghiệp như vậy là do Đảng ủy, chính quyền địa phương xãđã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa, đãđưa giống lúa có năng xuất cao vào sản xuất cũng như các giống tạpgiao, khang dân, lúa lai Trung Quốc.

Xã Ngọc Phái là một xã thuần nông, nông nghiệp chiếm vị trí cơ bản chủ đạo, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp theo định hướng phát triển của xã, huyện. Trong thời gian gần đây người dân đã có sự đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thể hiện ở kết quả năng suất, sản lượng lương thực không ngừng tăng lên qua các năm.

c. Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là phục vụ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống, nói chung ngành chăn nuôi của xã chưa phát triển chỉ mới là chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán ở các hộ gia đình.

Đến nay đàn trâu có 393 con, đàn bò có 196 con, nghé có 157 con, bê có 75 con, tổng đàn lợn 2.023 con, gia cầm 14.750 con… Nhìn chung thiếu các khu chăn thả tập trung, người dân chưa thực sự quan tâm nhiều đến tính kinh tế mà ngành chăn nuôi mang lại. Trong tương lai cần phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm tận dụng tốt các điều kiện chăn thả tự nhiên góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ chăn nuôi.

d. Lâm nghiệp:

Diện tích lâm nghiệp của xã theo thống kê là 1.945,16 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 1.901,38 ha và đất rừng phòng hộ là 43,78 ha hiện tại việc quản lý bảo vệ rừng là tương đối tốt, không còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, nói chung rừng trồng được nhân dân chăm sóc, bảo vệ khá chu đáo. Các hộ gia đình được khoán, quản lý đã chủ động bảo vệ tu bổ phát triển diện tích rừng được giao.

Riêng đối với rừng tự nhiên, rừng cộng đồng có gỗ quý hiếm ở xa khu vực dân cư do ý thức bảo vệ không tốt nên đã bị lâm tặc khai thác trái phép, tuy đã được các cơ quan chức năng tuyên truyền giáo dục và đề ra nhiều biện pháp quản lý song hiệu quả không cao nên rừng đã bị khai thác một cách bừa bãi, trong những năm qua các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính song chưa có trường hợp nào phải truy tố trước pháp luật. Thực hiện chỉ tiêu khai thác gỗ hàng năm đều đạt chỉ tiêu xã giao.

Diện tích đất trống của xã đang dần được phủ xanh trở lại. Số diện tích rừng trồng ngày một tăng do có các chính sách phủ xanh đất trống, đồinúi trọc của nhà nước. Rừng ở Ngọc Phái bao gồm diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng đã được giao đến các hộ gia đình quản lý, xong do rừng còn ở xa nhà hơn nữa người dân vẫn chưaý thức được tác dụng của rừng nên tình trạng khai thác không đúng với chu kỳ gây lãng phí hoặc khai thác trộm vẫn thường xuyên xảy ra. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong những năm qua bước đầu đã lồng ghép được các chương trình

hỗ trợ của nhà nước tạo nguồn lực tổng hợp, phát huy hiệuquả có tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ở đây nguồn thu từ trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong tổng thu nhập hàng năm.

e. Nuôi trồng thủy sản:

Toàn xã có 14,05 ha đất nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi ở ao, ruộng với quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp và chưa phát triển với quy mô lớn, sản lượng đạt chưa cao, chưa trở thành hàng hóa, về đất nuôi trồng thủy sản có thể nói trong xã vẫn chưa phát triển [2], [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Cuôn đến môi trường nước xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47)