Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 51)

- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số Đánh giá khả năng chống oxy hóa:

Dịch Chiết

3.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.

Thời gian là một thông số ảnh hưởng lớn đến quá trình chiết. Thông thường hiệu quả chiết các hợp chất trong thực vật tăng lên cùng với thời gian chiết [41]. Trong thí nghiệm này đã tiến hành xác định ảnh hưởng của của thời gian chiết (10, 30, 60, 90 và 120 phút) đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang. Kết quả được thể hiện ở hình 3.7, 3.8 và 3.9.

Hình 3.7 cho thấy thời gian chiết ảnh hưởng lớn đến hàm lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết lá giang. Khi chiết trong khoảng thời gian từ 10-50 phút thì hàm lượng polyphenol tổng số tăng từ 61,31-93,63 mg GAE/g chất khô. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng nhiệt độ từ 50-120 phút thì hàm lượng polyphenol tổng số tăng chậm 93,63-96,89 mg GAE/g chất khô. Theo như kết quả phân tích số liệu, 90 phút cho hiệu quả chiết polyphenol là ổn định và phù hợp. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Chew và cộng sự (2011) [41]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian (60- 300 phút) chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số của rau má C. asiatica, tác giả xác định được rằng thời gian có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu được. 90 phút là khoảng thời gian cho hiệu quả chiết các hợp chất polyphenol là tốt nhất kể cả về hầm lượng polyphenol tổng số và năng lượng nhiệt. Như vậy, thời gian có ảnh hưởng lớn tới hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết lá giang. Điều này có thể được giải thích như sau: thời gian đầu các chất có phân tử nhỏ thường là hoạt chất hòa tan và khuếch tán vào môi trường chiết trước, sau đó mới là hỗn hợp polyphenol (thường là các hợp chất cao phân tử) [22]. Do đó, khi thời gian chiết quá ngắn thì chưa đủ để chiết triệt để các hợp chất polyphenol. Lượng chất tan trong nguyên liệu vẫn còn nhiều. Khi thời gian chiết dài, sẽ tăng thời gian khuếch tán cơ chất ra khỏi lá giang, giúp ethanol thẩm thấu vào trong cơ tế

bào lá giang qua các mao quản, khi đó sự hòa tan và khuếch tán chất tan tăng lên [22]. Vì vậy dịch chiết thu được có hàm lượng polyphenol tổng số tăng lên nhanh trong khoảng từ 10 đến 50 phút. Tuy nhiên hàm lượng polyphenol trong lá giang có mức giới hạn nhất định, nên nếu tăng thời gian chiết thêm thì cũng không tách thêm được nhiều nữa. Với thời gian 90 phút, trong điều kiện nhiệt độ và dung môi chiết xác định, hầu hết các hợp chất polyphenol trong lá giang có thể đã được chiết ra môi trường. Nếu tiếp tục tăng thời gian gian chiết, trong điều kiện nhiệt độ cao (60ᴼC), các hợp chất polyphenol (đặc biệt là các hợp chất không bền ở nhiệt độ cao) sẽ bị phân hủy.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết từ lá giang (chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có nghĩa thống kê p < 0,05)

Hình 3.5 mô tả ảnh hưởng của thời gian chiết đến tổng năng lực khử của dịch chiết lá giang. Tổng năng lực khử của dịch chiết lá giang tăng lên trong khoảng thời gian chiết từ 10 đến 120 phút. Tuy nhiên, tiếp tục tăng thời gian chiết, năng lực khử giảm xuống. Như đã đề cập ở phần trên, polyphenol có thể là hợp chất chính đóng vai trò vào khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang, tuy nhiên, theo sự tăng lên về thời gian chiết, một lượng chất có tính khử trong lá giang được tách ra, do đó tổng năng lực khử được tăng lên theo thời gian. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng ở dải thời gian đã khảo sát thì tại 90 phút cho tổng năng lực khử của dịch chiết thích hợp nhất

Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến tổng năng lực khử của dịch chiết từ lá giang (chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có nghĩa thống kê p

< 0,05)

Hình 3.6 mô tả thời gian chiết cũng ảnh hưởng tới khả năng khử gốc tự do DPPH theo xu hướng tương tự như hàm lượng polyphenol tổng số. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 10-90 phút thì khả năng khử gốc tự do DPPH tăng từ 47,36-

69,95%. Tuy nhiên, khi ta tăng thời gian từ 90 – 120 phút thì khả năng khử gốc tự do DPPH lại giảm từ 69,95-69,72%. Do đó gian 90 phút trong dải thời gian nghiên cứu là thời gian mà cho khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang là cao nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả công bố của Samuagam và cộng sự (2013) [82] khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tới khả năng chống oxy hóa của dịch chiết quả măng cụt.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng khử gốc tự do của dịch chiết từ lá giang (chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có nghĩa

thống kê p< 0,05)

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng nồng độ ethanol có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang. Điều này được giải thích như sau: trong quá trình trích ly, dung môi tác dụng trực tiếp thì còn có yếu tố thời gian. Trong khoảng 90 phút đầu, quá trình khuếch tán vật chất xảy ra nhanh dần và đạt giá trị cực đại tại 90 phút. Sau thời gian này, tốc độ khuếch tán vật chất sẽ tăng chậm hoặc không tăng nữa. Lúc này, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly. Nếu thời gian kéo dài các chất chống oxi hóa trong dịch chiết phải chịu nhiệt độ càng lâu nên độ bền của nó sẽ giảm xuống. Các thành phần không bền nhiệt sẽ bắt đầu phân hủy sau khi quá trình khuếch tán vật chất đạt đến cân bằng.

3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạttính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w