CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 64)

- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số Đánh giá khả năng chống oxy hóa:

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1 KẾT LUẬN

Dịch Chiết

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1 KẾT LUẬN

4.1. KẾT LUẬN

Những năm gần đây, thực vật là nguồn nguyên liệu được chú rất nhiều bởi những tác dụng tốt của nó đối với sức khỏe con người. Nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học đã được tìm thấy trong thực vật, trong các nhóm hợp chất này polyphenol có vai trò quan trọng, đóng góp vào hầu hết các hoạt tính sinh học của thực vật. Lá giang, một loài thức ăn được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn của người Việt. Nhưng cho đến nay, người ta chỉ chú ý đến nó như một loại thức ăn. Dữ liệu khoa học về các hoạt tính y dược của loại cây này còn rất hạn chế. Đây là lý do mà tại sao nó chỉ được sử dụng làm thực phẩm. Để có có sở phát triển các sản phẩm như nước uống có hoạt tính sinh học từ lá giang,...trong nghiên cứu này, điều kiện thu nhận dịch chiết giàu polyphenol và khả năng chống oxy hóa của lá giang được nghiên cứu. Kết quả của đề tài đã xác định điều kiện thu nhận polyphenol từ lá giang như sau: Loại dung môi là 50% ethanol, nhiệt độ chiết là 60OC; thời gian chiết là 90 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết trong điều kiện sử dụng sóng siêu âm cho hiệu quả chiết cao hơn so với phương pháp chiết thường. Như vậy, siêu âm có thể là một phương pháp hữu hiệu để thu nhận dịch chiết có hoạt tính chống oxy hóa từ thực vật. Kết quả của đề tài còn chứng tỏ dịch chiết lá giang có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển sản phẩm có khả năng ngằn ngừa các bệnh liên quan đến quá trình oxy hóa từ nguồn nguyên liệu này. Kết quả

nghiên cứu cho thấy hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa giảm dần theo số lần chiết.

Nghiên cứu cho thấy dịch chiết lá giang bảo quản lạnh trong thời gian ngắn cho hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa cao.

Tuy nhiên để kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tế, nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào một số hướng cụ thể nêu ở mục 4.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 64)