Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 57)

- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số Đánh giá khả năng chống oxy hóa:

Dịch Chiết

3.5. Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.

Ảnh hưởng của của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa được thể hiện ở hình 3.12; 3.13 và 3.14.

Kết quả trên hình 3.12 cho thấy sóng siêu âm có ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết lá giang. Khi chiết dịch chiết có sử dụng sóng siêu âm thì hàm lượng polyphenol chiết đượclà 102,94 mg GAE/g chất khô cao hơn khi chiết ở chế độ thường ở mức 94,43 mg GAE/g chất khô (p < 0,05). Đã có một số nghiên cứu sử dụng sóng siêu âm để tách chiết các hợp chất polyphenol từ thực vật cũng như rong biển. Seug-Hong và cộng sự (2013) [86] đã nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số của rong nâu Ecklonia

kiện sử dụng siêu âm cao hơn so với điều kiện chiết thường. Kết qủa này cũng tương tự với phát hiện của Lan và cộng sự (2013) [64] khi nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số của trà xanh. Như vậy, sóng siêu âm giúp cho quá trình chiết giúp cho quá trình chiết nhanh hơn. Phương pháp này có thể là một phương pháp hữu hiệu để rút ngắn thời gian chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của sóng siêu âm tới hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết lá giang

Từ hình 3.13 cho thấy tổng năng lực khử của dịch chiết lá giang chịu ảnh hưởng bởi sóng siêu âm. Phương pháp chiết có sử dụng sóng siêu âm cho tổng năng lực khử của dịch chiết cao hơn so với phương pháp chiết thường. Cụ thể, với thể tích dịch chiết là 800

l

µ

thì phương pháp đánh sóng siêu âm cho dịch chiết có tổng năng lực khử là 1,24nm còn đối với chiết thường là 0,99nm. Thể tích dịch chiết tăng thì tổng năng lực khử cũng tăng. Như vậy, tương tự với kết quả của hàm lượng polyphenol tổng số, khi sử dụng sóng siêu âm trong quá trình chiết cho tổng năng lực khử mạnh hơn so với chiết thường.

Hình 3.7. Ảnh hưởng của sóng siêu âm tới tổng năng lực khử của dịch chiết lá giang

Hình 3.14 cho thấy sóng siêu âm có ảnh hưởng tới khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết lá giang. Khi sử dụng siêu âm trong quá trình chiết thì dịch chiết thu được có khả năng khử gốc tự do DPPH cao hơn so với phương pháp chiết thường. Cụ thể, với thể tích của dịch chiết là 0,5ml thì ở phương pháp chiết sử dụng siêu âm cho khả năng khử gốc tự do DPPH là 71,23% còn phương pháp chiết thường chỉ có 67,83%. Khi giảm thể tích dịch chiết thì khả năng khử gốc tự do cũng giảm theo. Nghiên cứu của Veggi và cộng sự 2013) [93] khi nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu

âm tới dịch chiết của vỏ cây tòng chi (jatoba) cũng đã báo cáo rằng khi phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH khẳng định được chất chiết xuất có hổ trợ siêu âm cho hoạt động chống oxy hóa cao.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của sóng siêu âm tới khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết lá giang

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng sóng siêu âm có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang. Điều này được giải thích như sau, hiệu quả trích ly các hợp chất khi sử dụng sóng siêu âm tăng lên là nhờ sự tạo thành các bọt khí trong dung môi khi sóng truyền qua. Dưới tác dụng của sóng, các bọt khí bị kéo nen, sự tăng áp suất và nhiệt độ làm các bọt khí nổ vỡ, tạo nên hiện tượng “sốc sóng’’. Khi sự nổ vỡ của các bọt khí ở gần bề mặt pha rắn, xảy ra sự mất đối xứng, sinh ra tia dung môi có tốc độ cao vào thành tế bào, do đó làm tăng sự xâm nhập của dung môi vào tế bào và làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa pha rắn và pha lỏng. Điều này làm tăng sự truyền khối và phá vỡ cấu trúc tế bào. Sự nổ vỡ của các bọt khí làm tăng sự thoát ra của các chất nội bào vào dung dịch [2]. Bên cạnh đó sự phân hủy của hợp chất polyphenol bằng siêu âm chậm hơn nhiều so với những hợp chất thơm dễ bay hơi và chúng khuếch tán dễ dàng hơn vòa các khoảng trống bong bóng khi bị nhiệt phân (Chowdhury và Viaraghavan, 2009 [45]). Ngoài ra, hiệu suất chiết xuất là một yếu tố quan trọng để đánh giá một quá trình chiết xuất hiệu suất chiết xuất của siêu âm là 10,9% và 8,6% là của chiết thường. Điều này làm cho siêu âm có một tiềm năng để chiết những sản phẩm tự nhiên cho năng suất tốt hơn so với kỹ thuật truyền thống, không chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm mà còn tại cơ sở sản xuất thử nghiệm (Boonkird và Phisalaphong, 2008) [34].

3.6. Mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chốngoxy hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w