Mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 60)

- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số Đánh giá khả năng chống oxy hóa:

Dịch Chiết

3.6. Mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa

Từ các hình 3.1; 3.4; 3.7; 3.10 và 3.12 của hàm lượng polyphenol tổng số với các hình 3.2; 3.5; 3.8 và 3.13 của tổng năng lực khử và hình 3.3; 3.6; 3.9; 3.11 và 3.14 của khả năng khử gốc tự do DPPH ta thấy xu hướng của chúng đều giống nhau ở các điều kiện tách chiết. Các hợp chất polyphenol được biết đến là hợp chất chống oxy hóa. Do đó, có thể hợp chất polyphenol là thành phần đóng góp một phần lớn trong việc chống oxy hóa của dịch chiết.

Để minh chứng cho điều đó, đã có hình 3.15 và 3.16 Mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol tổng số với hoạt tính chống oxy hóa được trình bày trong hình 3.15 và 3.16. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng polyphenol tăng thì hoạt tính chống oxi hóa cũng tăng. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cristina và cộng sự (2011) [47] khi nghiên cứu về mối tương quan giữa polyphenolic và hoạt động chống oxy hóa của keo ong đã báo cáo rằng mẫu có hàm lượng polyphenol cao sẽ cho hoạt động chống oxy hóa cao.

Phân tích tương quan hồi quy cho thấy: Ở đồ thị hình 3.15 mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol và tổng năng lực khử có hệ số R2 = 0,169. Chúng biến thiên theo hàm tuyến tính:

Hình 3.9. Sự tương quan giữa hàm lượng polyphenol tổng số và tổng năng lực khử

Ở đồ thị hình 3.16 thì mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol và khả năng khử gốc tự do DPPH là R² = 0.886, đồ thị biến tính theo hàm tuyến tính

Hình 3.10. Sự tương quan giữa hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng khử gốc tự do DPPH

Từ kết quả này cho thấy polyphenol là thành phần chính góp phần tạo nên khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang trong nghiên cứu.

Một số nghiên cứu cũng đã báo cáo về mối tương quan giữa polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa như: Nghiên cứu của Bambang và cộng sự (2013) [28] khi nghiên cứu rong nâu cũng đã báo cáo rằng khi hàm lượng polyphenol cao thì xu hướng hoạt động chống oxy hóa cũng cao, tương quan của cả hai yếu tố rất chặt chẽ với R2 = 0,886; nghiên cứu của Nguyễn Xuân Duy và Hồ Bá Vương (2013) [9] cũng cho thấy R2 = 0,716; nghiên cứu của Aikkarach và cộng sự (2011) [26] cũng đã báo cáo về mối tương quan của hàm lượng polyphenol với giá trị DPPH là rất cao với R2 = 0,84. Nghiên cứu của Kettawan và cộng sự (2012) [61] cũng đã chỉ ra mối tương quan cao (R2> 0,92) giữa hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa DPPH của rong biển.

3.7. Ảnh hưởng của điều kiện và thời gian bảo quản đến hàm lượng polyphenoltổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (Aganonerion polymorphum) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w