- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số Đánh giá khả năng chống oxy hóa:
Dịch Chiết
3.4. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.
Số lần chiết cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới quá trình chiết. Trong thí nghiệm này, ảnh hưởng của số lần chiết (3 lần) đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa được nghiên cứu (Hình 3.10 và 3.11).
Qua kết quả hình 3.10 cho thấy số lần chiết có ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol tổng số. Cụ thể, khi chiết lần 1 thì hàm lượng polyphenol của dịch chiết là cao nhất ở mức 1,16 mg GAE/g lá giang khô (p < 0,05). Ở lần chiết thứ hai 2, thì hàm lượng polyphenol giảm xuống đáng kể chỉ còn 0,41 mg GAE/g lá giang khô.
Tiếp tục chiết đến lần 3 thì hàm lượng polyphenol thu được chỉ còn 0,114 g GAE/g lá giang khô. Kết quả nghiên cứu tương tự với kết quả nghiên cứu trên rong S. mcclurei của Nguyễn Thị Thảo (2012) [22].
Hình 3.4. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết từ lá giang (chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có nghĩa
thống kê (p < 0,05)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết lá giang được thể hiện trên hình 3.11. Kết quả cho thấy khi chiết lần 1 thì khả năng khử gốc tự do DPPH là 67,66 %, trong khi đó giá trị này ở lần chiết thứ 2 và 3 lần lượt là 46,87 và 28,41%.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm khả năng khử gốc tự do của dịch chiết từ lá giang (chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có nghĩa
thống kê p < 0,05)
3.5. Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số và hoạttính chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang.