- Nhóm các thiol
Bao gói, bảo quản
1.4.6. Phương pháp trích ly
Thông thường khuấy trộn hay dung các tác nhân vật lý như song siêu âm, điện từ sẽ tăng cường quá trình hòa tan của các hợp chất, tăng khả năng khuếch tán, quá trình trích ly hiệu quả cao hơn.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất 2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
2.1.1. Nguyên liệu lá giang
Lá giang được thu hái tại các vùng quê, đồi núi xung quanh khu vực thành phố Nha Trang (Diên Khánh, Khánh Vĩnh...).
Nguyên liệu lá giang dạng tươi (10 kg) được làm sạch bằng tay, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó được xay thành bột, chia thành các phần nhỏ, rồi đem bảo quản trong các túi PA trong điều kiện hút chân không, ở nhiệt độ phòng đến khi sử dụng (Hình 2.1).
Điều kiện chiết:
-Dung môi: 0; 25; 50; 75; 100% ethanol -Thời gian: 10; 30; 50; 70; 90; 120 phút -Nhiệt độ: 40; 50; 60; 70; 80oC
-Phương pháp chiết: chiết tĩnh và chiết siêu âm
Đánh giá: -Polyphenol -Năng lực khử
-Khả năng chống oxy hóa Nhiệt độ phòng
Bảo quản lạnh 4oC
Nguyên liệu lá giang tươi
Làm sạch
Phơi khô tự nhiên
Tách lá và thân
Xay bột
Chiết Bảo quản
Hình 2.1. Quy trình xử lý và bảo quản nguyên liệu lá giang 2.1.2. Hóa chất và thuốc thử
Acid tricloaxetic (TCA), acid gallic và ethanol được sản xuất tại Trung Quốc; 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), thuốc thử Folin–Ciocalteu, Potassium ferricyanide (K3(Fe[CN]6), Ferric chloride (FeCl3), Sodium carbonate (Na2CO3) được mua từ công ty Sigma Ardrich (Hoa Kỳ); acid galic mua từ công ty Wako (Nhật Bản). Tất cả hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt hạng phân tích.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xác định hàm ẩm (phụ lục 1)2.2.2. Quy trình tổng quát thu dịch chiết từ lá giang 2.2.2. Quy trình tổng quát thu dịch chiết từ lá giang