Thực trạng về kiến thức của cán bộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 51)

- Tự đào tạo, học hỏi, nghiên cứu

28 Hoàn thiện và phát triển bản thân 3.67 3.75 3.80 3

2.3.2. Thực trạng về kiến thức của cán bộ nghiên cứu

Theo kết quả điều tra, nhìn chung năng lực kiến thức của cán bộ nghiên cứu về cơ bản đã phần nào đáp ứng đƣợc kỳ vọng của Lãnh đạo, các chuyên gia và yêu cầu của công việc.

Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá kiến thức của cán bộ nghiên cứu

TT NĂNG LỰC Lãnh đạo đánh giá Chuyên gia đánh giá Nhân viên đánh giá Điểm trung bình KIẾN THỨC 3.54 3.63 3.60 3.59

KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

1 Kiến thức về quy định, quy trình nghiệp vụ của Viện, của các phòng, nghiệp vụ của Viện, của các phòng, các tổ chức

3.67 3.75 3.70 3.70

2 Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu 3.53 3.63 3.57 3.58

3 Kiến thức cơ bản về hệ thống các thông tin đầu vào, phân tích vấn đề, thông tin đầu vào, phân tích vấn đề, xây dựng các báo cáo, tổng hợp báo cáo, lƣu trữ hồ sơ, dữ liệu...

3.67 3.75 3.80 3.74

Kiến thức chuyên môn là tổng hợp các tiêu thức từ 1 đến 3

3.62 3.71 3.69 3.67

KIẾN THƢC BỔ TRỢ

4 Hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.

5 Hiểu rõ về các thông tin bổ trợ. 3.17 3.25 3.30 3.24

6 Hiểu rõ về phƣơng pháp tiếp cận và khai thác thông tin.

3.33 3.38 3.40 3.37 7 Nắm đƣợc tình hình kinh tế - xã 7 Nắm đƣợc tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố. 3.54 3.63 3.62 3.60 Kiến thức bổ trợ là tổng hợp các tiêu thức từ 4 đến 7 3.39 3.47 3.50 3.45 8 Trình độ tiếng Anh 3.47 3.36 3.60 3.47 9 Trình độ tin học 3.67 3.70 3.60 3.66

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Theo Bảng thống kê trên, năng lực kiến thức của cán bộ nghiên cứu đƣợc đánh giá ở mức độ tốt thông qua đánh giá kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ, trình độ tiếng Anh và trình độ tin học. Số điểm trung bình 4 yếu tố này đƣợc lãnh đạo đánh giá là 3.54 điểm, các chuyên gia của Viện đánh giá 3.63 điểm và nhân viên tự đánh giá 3.60 điểm. Năng lực kiến thức của nhân viên đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:

2.3.2.1.Đối với kiến thức chuyên môn

Dựa trên 3 tiêu chí: kiến thức cơ bản về quy định, quy trình nghiệp vụ của Viện, của các phòng, các tổ chức; Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu; Kiến thức cơ bản về hệ thống các thông tin đầu vào, phân tích vấn đề, xây dựng các báo cáo, tổng hợp báo cáo, lƣu trữ hồ sơ, dữ liệu...Đây là những kiến thức cơ bản, quan trọng và liên quan trực tiếp tới công việc của cán bộ nghiên cứu. Điểm đánh giá của cán bộ nghiên cứu đều ở mức độ tốt, trong đó kiến thức về quy định và quy trình của Viện, của các phòng, các tổ chức thuộc Viện đóng vai trò quan trọng.

Quy định, quy trình là những yêu cầu mà mọi cán bộ, nhân viên của Viện cần hiểu rõ để thực hiện và áp dụng vào công việc một cách phù hợp và hiệu quả. Đối với mảng kiến thức này, các Lãnh đạo đánh giá cán bộ nghiên cứu nắm vững

nội dung của các quy định, quy trình và chấm 3.67 điểm, các chuyên gia chấm 3.75 điểm và nhân viên tự đánh giá bản thân là 3.70 điểm (điểm trung bình của tiêu thức này là 3.70 điểm). Để đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên, Viện luôn yêu cầu nhân viên cần nghiên cứu kỹ các quy định, quy trình của cơ quan, của các đơn vị và các quy định liên quan. Các quy định, quy trình này đƣợc ban hành dƣới dạng văn bản và gửi tới từng đơn vị, giúp cho tất cả nhân viên của Viện có thể tiếp cận và tra cứu dễ dàng khi cần thiết.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của CBNC

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu bao gồm các luật, quy định, chính sách, hƣớng dẫn các chƣơng trình công tác của Thành phố và các tài liệu liên quan khác giúp Viện triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lƣợng tham mƣu với Lãnh đạo Thành phố. Đối với nhân viên nghiên cứu thì đây là một kiến thức quan trọng cần thiết gắn với công việc hành ngày, do đó Lãnh đạo, các chuyên gia và nhân viên đánh giá tiêu thức này tƣơng đối cao và khắt khe với số

3.67 3.53 3.53 3.67 3.75 3.63 3.75 3.7 3.57 3.8

Kiến thức về quy trình nghiệp vụ

Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu

Kiến thức hệ thống thông tin đầu vào

điểm lần lƣợt là 3.53 – 3.63 và 3.57 và điểm trung bình của tiêu thức này là 3.58 điểm.

Kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin đầu vào, phân tích vấn đề, xây dựng các báo cáo, tổng hợp báo cáo, lƣu hồ sơ, dữ liệu...Đây là kiến thức nền tảng của cán bộ nghiên cứu, số điểm đánh giá từ Lãnh đạo, các chuyên gia và nhân viên đều ở mức độ tốt với các con số cụ thể là 3.67 – 3.75 và 3.80 điểm (điểm trung bình là 3.74 điểm). Một cán bộ nghiên cứu đƣợc xem là đạt yêu cầu trong việc phải nắm vững kiến thức cần phải đáp ứng tốt 4 bƣớc cơ bản sau: quản lý dữ liệu đầu vào, phân tích dữ liệu, viết các báo cáo tham mƣu đề xuất và lƣu trữ theo quy định. Theo đánh giá chung, cán bộ nghiên cứu cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu công việc cũng nhƣ mong đợi của Lãnh đạo.

2.3.2.2. Đối với kiến thức bổ trợ

Với kiến thức bổ trợ, cán bộ nghiên cứu đƣợc đánh giá chỉ đáp ứng công việc ở mức độ trung bình khá với số điểm trung bình lần lƣợt là 3.39 – 3.47 và 3.50 (điểm trung bình là 3.46 điểm). Biểu đồ 2.2 dƣới đây chỉ ra các kiến thức cần thiết bổ trợ cho cán bộ nghiên cứu.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá về kiến thức bổ trợ của CBNC

3.623.4 3.4 3.3 3.7 3.63 3.38 3.25 3.63 3.54 3.33 3.17 3.52 Nắm bắt đƣợc tình hình KT-XH của TP Hiểu rõ phƣơng pháp tiếp cận và khai thác

thông tin

Hiểu rõ về các thông tin bổ trợ Hiểu rõ vấn đề liên quan đến nội dung

nghiên cứu

Với đặc điểm của Viện là cơ quan nghiên cứu khoa học của Thành phố thì việc có khả năng nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội – đô thị của Thành phố tốt sẽ giúp cán bộ nghiên cứu có thể phân tích cụ thể các vấn đề, tổng kết, đánh giá và có các dự báo kịp thời, đảm bảo chất lƣợng và tiến độ. Đối với tiêu chí này, cả Lãnh đạo cấp trên, các chuyên gia và nhân viên đều đánh giá đạt mức độ tốt với 3.39 – 3.47 và 3.50 điểm (điểm trung bình là 3.46 điểm). Nhƣ vậy với số điểm này, cán bộ nghiên cứu đƣợc đánh giá chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc, cần chú ý học tập nâng cao trình độ .

2.3.2.3.Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh là một yêu cầu cần thiết trong công việc đặc biệt với cán bộ nghiên cứu khi nghiên cứu văn bản tài liệu về kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực phụ trách. Xu hƣớng trong tƣơng lai, trong lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội - đô thị, yêu cầu cán bộ nghiên cứu không những phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ mà cần đáp ứng yêu cầu nhất định về trình độ tiếng Anh. Do đó, nếu trình độ tiếng Anh không thực sự tốt, nhân viên đó khó có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Ngoài yêu cầu trình độ tiếng Anh cơ bản, cần bổ sung thêm các thuật ngữ chuyên ngành để đảm bảo phục vụ tốt cho công việc chuyên môn của bản thân. Về phần kiến thức này, nhìn chung nhân viên đều có trình độ ngoại ngữ chƣa đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn đối với chức danh công việc và nhận đƣợc đánh giá với số điểm lần lƣợt là 3.47 - 3.36 và 3.60 (điểm trung bình là 3.47 điểm). Nhƣ vậy, rất cần phải trau dồi và nâng cao trình độ ngoại ngữ hơn nữa để có thể bắt kịp đƣợc với mức độ và chất lƣợng, khối lƣợng công việc ngày càng nâng cao.

2.3.2.4.Trình độ tin học

Đối với nhân viên nghiên cứu, máy tính là công cụ lao động hàng ngày, không có máy tính thì sẽ khó khăn khi thực hiện công việc của mình. Do vậy,

trình độ tin học tốt cũng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên. Nhân viên cần có thế mạnh trong việc sử dụng các phần mềm Microsoft cơ bản nhƣ: Word, Excel, Power Point… để thực hiện các kỹ năng công việc một cách tốt và chính xác. Đồng thời cán bộ nghiên cứu cần có khả năng tìm kiếm những thông tin cần thiết trên Intenet để phục vụ trong công việc nghiên cứu, phân tích hàng ngày. Đối với phần kiến thức này, Lãnh đạo và các chuyên gia đánh giá nhân viên đạt ở mức độ tốt với 3.67 điểm và 3.70 điểm trong khi nhân viên tự đánh giá đạt mức độ với 3.60 điểm. Nhìn chung, kiến thức tin học của cán bộ nghiên cứu đƣợc Lãnh đạo đánh giá đáp ứng tốt yêu cầu của công việc, tuy nhiên thực tế thì kỹ năng trình chiếu Power Point cần đƣợc đào tạo và nâng cao hơn nữa.

Qua những đánh giá chung về năng lực và kiến thức của cán bộ nghiên cứu, ta nhận thấy năng lực hiện tại của nhân viên cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc và sự mong đợi của Lãnh đạo, kiến thức chuyên môn nhìn chung cũng nắm khá vững. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số kiến thức chƣa đạt yêu cầu hoặc chỉ đạt ở mức điểm trung bình khá, cụ thể là kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu, các kiến thức cơ bản về hệ thống các thông tin đầu vào, phân tích vấn đề, xây dựng các báo cáo, tổng hợp báo cáo, lƣu trữ hồ sơ, dữ liệu...Để đáp ứng đƣợc mức độ và khối lƣợng công việc cao hơn trong tƣơng lai, nhân viên nghiên cứu cần học hỏi và trau dồi thêm trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và một số kiến thức chung khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 51)