Đánh giá về thái độ làm việc của cán bộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 64)

- Tự đào tạo, học hỏi, nghiên cứu

21 Sắp xếp và bảo quản hồ sơ 3.17 3.25 3.40 3

2.3.4. Đánh giá về thái độ làm việc của cán bộ nghiên cứu

Thái độ đối với công việc là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng tới kết quả hoàn thành công việc. Trong trƣờng hợp này, thái độ của cán bộ nghiên cứu ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm nghiên cứu.

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá về thái độ làm việc của CBNC

TT NĂNG LỰC Lãnh đạo đánh giá Chuyên gia đánh giá Nhân viên đánh giá Điểm trung bình THÁI ĐỘ LÀM VIỆC 3.67 3.84 3.92 3.81

24 Đề cao trách nhiệm và hiệu quả làm việc việc

3.32 3.41 3.75 3.49

25 Yêu thích công việc 4.25 4.54 4.10 4.30

26 Tự hào là nhân viên nghiên cứu của Viện Viện

3.67 4.15 4.63 4.15

27 Sẵn sàng đối diện với thử thách 3.43 3.63 3.70 3.59

Yêu thích và tự hào với công việc là tổng hợp các tiêu thức từ 24 đến 27

3.72 3.88 3.93 3.84

28 Hoàn thiện và phát triển bản thân 3.67 3.75 3.80 3.74

(Nguồn:Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Bảng 2.9 cho thấy Lãnh đạo, các chuyên gia và cán bộ nghiên cứu đều đánh giá thái độ làm việc ở mức tốt (3.67 - 3.84 và 3.92), điểm trung bình của tiêu thức này là 3,81 điểm.

Nhƣ vậy, thái độ làm việc của cán bộ nghiên cứu đạt yêu cầu và đáp ứng đƣợc sự mong đợi của Lãnh đạo và các chuyên gia. Để phân tích sâu sắc hơn, chúng ta có thể nghiên cứu từng năng lực về thái độ: đề cao trách nhiệm và hiệu quả công việc; yêu thích và tự hào với công việc; hoàn thiện và phát triển bản thân.

2.3.4.1.Đề cao trách nhiệm và hiệu quả trong công việc

Nhƣ đã nêu ở phần trên về lợi ích của Hệ thống các kết quả nghiên cứu khoa học, các tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ của cán bộ

nghiên cứu, có thể nhận thấy trách nhiệm của cán bộ nghiên cứu là tƣơng đối nặng nề và kết quả làm việc của cán bộ nghiên cứu sẽ giúp cho lãnh đạo có một góc tổng thể chính xác về bức tranh kinh tế - xã hội thủ đô, là cơ sở xem xét các cơ chế, chính sách và tài liệu huấn luyện cho nhân viên... Để đạt đƣợc điều này, trƣớc hết cán bộ nghiên cứu cần chấp hành kỷ luật, cẩn thận, tập trung phân tích cũng nhƣ đảm bảo rằng tất cả các báo cáo và dự báo, kết luận đều chính xác và khách quan. Đồng thời, cán bộ nghiên cứu có trách nhiệm bảo mật tới tất cả các thông tin liên quan đến tài liệu lƣu trữ nhằm tuân thủ đúng quy định, chính sách của Viện.

Kết quả điều trachỉ ra rằng cả ba đối tƣợng tham gia đánh giá đều cho rằng thái độ này của cán bộ nghiên cứu là tƣơng đối tốt với số điểm bình quân do cả lãnh đạo, các chuyên gia và bản thân cán bộ nghiên cứu đều là 3.32-3.41 và 3.75 điểm (điểm trung bình là 3.49 điểm).

2.3.4.2.Yêu thích và tự hào với công việc

Với tiêu chí này, cả 3 đối tƣợng đều đánh giá cán bộ nghiên cứu yêu thích và tự hào với công việc của mình ở mức tốt với số điểm lần lƣợt là 3.72 – 3.88 và 3.93 điểm.

Công tác nghiên cứu khoa học là một công việc không mới mẻ, tuy nhiên làm công tác nghiên cứu khoa học cần có thời gian tích lũy kiến thức và sự say mê học hỏi. Nói chung, nghề nghiên cứu khoa học không đƣợc trả lƣơng cao, mặc dù học vấn cao hơn các nghề khác. Lý do là nghề này không trực tiếp làm ra sản phẩm, lợi nhuận (nhƣ kỹ sƣ, nhân viên bán hàng) hay giải quyết đƣợc một vấn đề cụ thể mà ngƣời khác cần (nhƣ ngƣời quét rác, luật sƣ, bác sĩ).

Sản phẩm của nghề nghiên cứu là tri thức, một thứ không làm ra tiền ngay đƣợc. Nhƣng muốn làm ra tri thức thì phải đầu tƣ rất nhiều tiền, một phần để nuôi sống ngƣời nghiên cứu và phần còn lại là máy móc, phƣơng tiện, công cụ,

nguyên vật liệu…do đó đòi hỏi cán bộ nghiên cứu phải có sự say mê và nghiên túc trong mỗi công việc đảm nhận.

2.3.4.3. Hoàn thiện và phát triển bản thân

Hoàn thiện và phát triển bản thân là một trong những động lực thúc đẩy hành động của con ngƣời. Đây chính là nhu cầu bậc thang cao nhất trong các bậc thang nhu cầu của Maslow. Khi nhu cầu bậc thấp đã đƣợc thỏa mãn, con ngƣời sẽ hƣớng tới những nhu cầu bậc cao hơn. Nhu cầu này có sức hút mãnh liệt và động lực to lớn, bền bỉ và lâu dài cho hoạt động của con ngƣời. Đối với bất cứ ngƣời lao động này, hoàn thiện và phát triển bản. thân là năng lực quan trọng không thể thiếu đƣợc nếu không muốn bị đào thải. Hoàn thiện và phát triển bản thân đƣợc đánh giá dƣới hai góc độ: kỹ năng hoàn thiện phát triển bản thân và thái độ hoàn thiện phát triển bản thân.

Đối với cán bộ nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển bản thân là một năng lực không thể thiếu để đáp ứng đƣợc công việc trong tƣơng lai. Lãnh đạo và chuyên gia của Viện đánh giá thái độ hoàn thiện và phát triển bản thân ở mức độ tốt với số điểm là 3.67-3.75 điểm. Tự bản thân cán bộ nghiên cứu đánh giá thái độ này cao hơn Lãnh đạo và các chuyên gia với số điểm là 3.80 điểm. Nhƣ vậy có thể thấy, thái độ hoàn thiện và phát triển bản thân của cán bộ nghiên cứu đã làm hài lòng lãnh đạo và các chuyên gia. Cán bộ nghiên cứu cần phải thƣờng xuyên tự đánh giá năng lực bản thân, không ngừng tự học, học từ sai lầm của bản thân và đồng nghiệp để có kế hoạch phù hợp cho bản thân.

Đánh giá chung về thái độ làm việc của cán bộ nghiên cứu đƣợc Lãnh đạo và các chuyên gia đánh giá ở mức độ tốt. Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn cho các yêu cầu của công việc thì cán bộ nghiên cứu cần cải thiện hơn nữa về năng lực này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 64)