Thực trạng các hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 36)

- Tự đào tạo, học hỏi, nghiên cứu

2.1.3. Thực trạng các hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện

2.1.3.1.Thực hiện nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội do Lãnh đạoThành phố giao trực tiếp; tham gia các chương trình công tác trọng điểm cấp Thành phố và Trung ương

Thực hiện những nhiệm vụ do Lãnh đạo Thành phố giao vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để Viện có điều kiện tiếp cận thực tiễn, phát huy thế mạnh của cơ quan nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế cuộc sống. Những kết quả nghiên cứu chính nhƣ: nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc phát triển Thủ đô giai đoạn 2001 - 2010, giai đoạn đến năm 2030; nghiên cứu chủ trì xây dựng một số đề án: Đề án các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và vấn đề hậu giải phóng mặt bằng; Đề án xây dựng các giải pháp đồng bộ giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn và áp dụng cho các huyện ngoại thành Hà Nội; Đề án xây dựng Hà Nội thành trung tâm Tài chính - Ngân hàng; Đề án phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán...

Viện tham gia tích cực vào hoạt động của Ban chỉ đạo các Chƣơng trình công tác, Chƣơng trình nghiên cứu của Thành phố nhƣ: Tổ biên soạn Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị Số 15-NQ/TW: "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010"; Tham gia tổ Văn kiện Đại hội XII, XIII, XIV, XV Đảng bộ Thành phố; Tham gia tổ dự thảo xây dựng Pháp lệnh Thủ đô và Luật Thủ đô; Tham gia các chƣơng trình công tác trọng điểm của Thành ủy, UBND Thành phố nhƣ: Chƣơng trình nghiên cứu phát triển kinh tế tƣ nhân và vấn đề Đảng viên làm kinh tế tƣ nhân, Chƣơng trình tổng kết kinh tế hợp tác và phát triển hợp tác xã của Thành phố. Tham gia Ban chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình "Tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển các

ngành công nghiệp chủ lực"; Chƣơng trình "Nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển một số ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế"; Chƣơng trình 01X - 07 "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố"; Chƣơng trình nghiên cứu đặc biệt 01X - 13 của Thành uỷ về "Những luận cứ khoa học cho việc đánh giá quá trình đổi mới ở Thủ đô và định hướng phát triển đến năm 2010"; Chƣơng trình công tác nghiên cứu khoa học KX-010 với tƣ cách chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các cƣơng vị khác thuộc chƣơng trình, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sức cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhanh và bền vững.

2.1.3.2. Phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống

Viện đã chủ trì và phối hợp các quận huyện xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận Ba Đình, Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa, xây dựng mô hình Doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn tại Sóc sơn; xây dựng mô hình thí điểm phát triển kinh tế tại xã Nam Toàn, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Viện phối hợp nghiên cứu các đề tài với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố nhƣ: phối hợp với Cục Thống kê Hà Nội "Nghiên cứu phát triển con người Hà Nội thông qua một số chỉ tiêu quốc tế cụ thể"; phối hợp với Sở Thƣơng mại Hà Nội trong đề tài giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu; “Đề án phát triển thị trường khoa học - công nghệ” phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ; phối hợp với Sở Tài nguyên, môi trƣờng và nhà đất nghiên cứu “Đề án phát triển thị trường bất động sản”; phối hợp với Sở Tài chính Hà Nội nghiên cứu “Đề án Phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán trên địa bàn Hà Nội" ; phối hợp với Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn “Đề án xây dựng nông thôn mới”. Tƣ vấn xây dựng Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp điện tử, Quy

hoạch phát triển hoạt động đối ngoại Thủ đô; Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội...

2.1.3.3. Thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học

Sau 14 năm, Viện đã triển khai trên 90 đề tài kinh tế - xã hội tập trung vào những vấn đề nổi cộm và cấp thiết của Hà Nội:

Về lĩnh vực kinh tế

Các đề tài Viện nghiên cứu tập trung nhƣ: Định hƣớng xây dựng cơ chế chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế Thủ đô; các đề tài về "Giải pháp đẩy mạnh kinh tế Hà Nội hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế", "Phát triển đồng bộ các loại hình thị trƣờng trên địa bàn Hà Nội", "Tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội, phát triển và đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc”; phát triển nghề và làng nghề; kinh tế tri thức Thủ đô; tái cấu trúc kinh tế Thủ đô, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn Hà Nội...

Về lĩnh vực văn hoá - xã hội

Các đề tài hƣớng vào các chủ đề nhƣ: giải pháp tiếp cận dịch vụ xã hội của ngƣời nghèo; phát triển các Quỹ hỗ trợ; giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma tuý và sau cai; phát triển văn hoá, KHCN, giáo dục đào tạo; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động, phân tầng xã hội; tác động nguồn lực văn hóa tới phát triển KTXH, bảo đảm an sinh xã hội...

Về quản lý đô thị

Một số đề tài đã đƣợc nghiên cứu nhƣ: quy hoạch đô thị, dân cƣ, giao thông; công tác quản lý nƣớc sạch của Thành phố; giải pháp thực hiện tuyến phố văn minh thƣơng mại; các giải pháp về vấn đề đô thị hóa, giải phóng mặt bằng và

hậu giải phóng mặt bằng; giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng các vùng đô thị hoá nhanh Hà Nội; phát triển đô thị vệ tinh Hà Nội...

2.1.3.4. Tổ chức nghiên cứu khoa học thông qua hợp tác Hợp tác quốc tế:

Viện đã mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế tại Hà Nội và ngoài nƣớc nhƣ: trƣờng đại học Colorado (Mỹ), Đại học Pari 7 (Pháp); Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu á (Hàn Quốc), Quỹ Châu Á; Ngân hàng thế giới; Tổ chức viện trợ Mỹ (US-AEP)... Một số dự án đạt hiệu quả nhƣ: Nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng để phát triển bền vững làng nghề Liên Hà, Vân Hà, Huyện Đông Anh; Đánh giá tác động Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ đến phát triển kinh tế tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đánh giá sự tham gia của ngƣời dân vào việc lập, thực hiện ngân sách xã tại Hà nội, Hà tây (cũ) và Phú Thọ. Viện đã tham gia một số hội thảo quốc tế của Đức và Diễn đàn kinh tế tài chính Việt - Pháp.

Hợp tác trong nước:

Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội đã triển khai phối hợp nghiên cứu khoa học chủ yêu dƣới hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hàng năm với Viện nghiên cứu phát triển Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu phát triển KTXH Đà Nẵng, Viện nghiên cứu KTXH Cần Thơ.

Trên địa bàn Hà Nội, Viện đã tham gia và mời các nhà khoa học của nhiều Viện nghiên cứu, các nhà khoa học và Lãnh đạo của các bộ ngành liên quan tham gia hội thảo cũng nhƣ tham gia các hội đồng khoa học của Viện. Ngoài ra, Viện đã phối hợp với các trƣờng đại học để nghiên cứu đề tài, tham gia hội đồng phản biện, đánh giá luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, hƣớng dẫn luận án tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân. Tham gia phản biện, xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ và cấp thành phố.

Viện đã phát hành nhiều đầu sách từ kết quả các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội – vấn đề và giải pháp (TS Nguyễn Chí Mỳ, 2009 Nxb CTQG); Phát triển kinh tế trí thức trên địa bàn Thành phố Hà nội giai đoạn 2011 – 2020 (TS.Nguyễn Đình Dương 2012, Nxb CTQG); Thực trạng và các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Hà Nội

(TS Nguyễn Thành Công 2013, Nxb Hà Nội); Tái cấu trúc đầu tƣ công thành phố Hà Nội đến năm 2020 (TS.Nguyễn Đình Dương 2013, Nxb Hà Nội), Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế thủ đô Hà Nội theo hƣớng hiệu quả và bền vững

(GS.TS Ngô Thắng Lợi 2013, Nxb Hà Nội)....

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 36)