Giải pháp về đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 76)

- Tự đào tạo, học hỏi, nghiên cứu

12 Thái độ hoàn thiện và phát triển bản thân

3.2.1. Giải pháp về đào tạo

3.2.1.1. Đào tạo ngắn hạn

Đào tạo là quá trình có hệ thống nhằm cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết để giải quyết các công việc cụ thể của tổ chức.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo nhân lực của Viện nhằm đạt đƣợc: - Nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có.

- Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho nhân viên hiểu rõ hơn về công việc.

- Giúp nhân viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái tốt hơn.

- Nâng cao khả năng thích nghi của họ với các công việc trong tƣơng lai. - Phát triển nhân lực của Viện đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng.

Tổ chức các chƣơng trình đào tạo cần xây dựng một cách hệ thống và xem xét nhu cầu thực sự cần tổ chức, chƣơng trình đào tạo không đƣợc đánh giá nghiêm túc dẫn đến sai lệch trong công tác đào tạo.

Xác định nhu cầu đào tạo

Để xác định nhu cầu đào tạo cần xây dựng chuẩn hóa tiêu chuẩn đào tạo. Ban Lãnh đạo Viện cần hoàn thiện tiêu chuẩn đào tạo năng lực chuyên môn đối với từng nhóm chức danh công việc, từng vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và chƣơng trình đào tạo phù hợp. Khung năng lực là cơ sở quan trọng trong hoạt động đào tạo, cụ thể là xác định nhu cầu, nội dung cho chƣơng trình đào tạo phát triển. Khi xây dựng khung năng lực sẽ phải xác định đƣợc yêu cầu về loại năng lực và cấp độ ở từng năng lực của vị trí hiện tại hoặc vị trí cần phát triển đồng thời thực hiện đánh giá năng lực cho cán bộ quản lý và nhân viên. Khi có hai dữ liệu này, việc xác định ai cần phải đào tạo năng lực gì: đào tạo ở cấp độ nào sẽ trở nên đơn giản và khả thi. Với việc ứng dụng khung năng lực, Lãnh đạo Viện và Lãnh đạo các đơn vị có thể tập trung vào những kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm có ảnh hƣởng đến hiệu quả và từ đó khai thác thời gian và kinh phí dành cho đào tạo và phát triển năng lực cán bộ nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. Cách thức xây dựng khung năng lực đƣợc thực hiện ở chƣơng 2 của luận văn này. Việc xây dựng năng lực này cần phải chính xác, đầy đủ và đƣợc sự đồng tình rộng rãi trong Viện.

Dựa vào khung năng lực đã đƣợc xây dựng, định kỳ hàng năm Lãnh đạo Viện và Lãnh đạo các đơn vị sẽ tiến hành đánh giá năng lực của từng cán bộ nghiên cứu trong Viện, xác định những năng lực còn thiếu và yếu. Kết quả đánh giá năng lực sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo cho các năm tiếp theo, đồng thời xác định những khoảng trống giữa năng lực yêu cầu và năng lực thực tế của nhân viên cần đƣợc khắc phục.

Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Sau khi đánh giá nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu và tiêu chuẩn đào tạo, cần lựa chọn các phƣơng pháp đào tạo và các nguyên tắc học. Phƣơng pháp đào

tạo có thể áp dụng là phƣơng pháp đào tạo trong công việc nhƣ đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo kết hợp với phƣơng pháp đào tạo ngoài công việc bao gồm đào tạo thông qua các hội thảo, các buổi tọa đàm, tham gia các chuyên đề, các đề tài, dự án khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài (nếu có).

Cán bộ phụ trách công tác đào tạo cần phải phối hợp với giáo viên giảng dạy để xây dựng một chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với công việc, mục tiêu đào tạo, nhu cầu đào tạo. Nội dung đào tạo nên lựa chọn nhiều phƣơng pháp đa dạng, phù hợp với hoạt động của Viện nhƣ khoá bồi dƣỡng tiền công vụ cho cán bộ mới, bồi dƣỡng theo kiểu học nghề, bồi dƣỡng theo kiểu mô phỏng, bồi dƣỡng thoát ly khỏi công vụ một thời gian.…Ngoài ra, trong chiến lƣợc phát triển Viện đến năm 2020, cũng cần phải tính tới việc tiến hành trao đổi đào tạo và giảng dạy với các cơ sở nƣớc ngoài. Đây không chỉ là mong muốn mà là yêu cầu cần thiết để có thể bắt kịp với xu hƣớng liên kết quốc tế trong vấn đề đào tạo nhân lực và phát triển mạng lƣới khoa học.

Là cơ quan tham mƣu của Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, Viện đã có mối quan hệ quốc tế rộng rãi với các các Viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học có uy tín trong nƣớc, Viện cần tranh thủ những thuận lợi này để mở rộng quan hệ hợp tác để có những điều kiện nhất định nhƣ chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng viên và quản lý có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cao, cơ sở và trang thiết bị hiện đại.

Đối với chƣơng trình đào tạo và nghiên cứu, Viện cần tiến hành xây dựng các chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp bổ sung kiến thức cho NCS, chủ yếu tập trung vào việc chọn lựa các chuyên đề tiến sỹ vừa phục vụ trực tiếp cho đề tài nghiên cứu, vừa giúp cho NCS có kiến thức chuyên sâu hữu ích.

Mặt khác, Viện cần tiến hành xây dựng hệ thống đề tài mang tính định hƣớng, vừa gắn với định hƣớng và nhiệm vụ nghiên cứu trung và dài hạn của

Viện, vừa thiết thực và phù hợp với thực tiễn của Thành phố và của đất nƣớc, để cho NCS lựa chọn khi làm luận án. Đây là công việc thƣờng xuyên nhằm làm cho chƣơng trình đào tạo của Viện theo kịp sự chuyển biến của các xu hƣớng phát triển hiện nay.

Lựa chọn giáo viên đào tạo

Giáo viên đào tạo có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy tuỳ theo loại hình đào tạo, đối tƣợng đào tạo và nguồn kinh phí cho hoạt động này mà lựa chọn nguồn giáo viên cho công tác giảng dạy từ các nguồn sau:

- Các giáo viên từ trong trƣờng đại học. - Các cán bộ có kinh nghiệm tại Viện.

- Các tổ chức trong nƣớc và quốc tế.

Nên quan tâm để sử dụng đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, khả năng sƣ phạm và kỹ năng truyền đạt tốt.

Đối với cán bộ phụ trách công tác đào tạo

Công tác đào tạo có thể giao cho Trung tâm đào tạo tƣ vấn kinh tế xã hội thuộc Viện phụ trách. Để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo, Ban Lãnh đạo Viện cần quan tâm hơn tới đội ngũ cán bộ đào tạo. Cần chọn lựa những ngƣời có đủ kinh nghiệm, có hiểu biết về công tác đào tạo, có kiến thức kinh tế - xã hội, có khả năng sáng tạo và giải quyết đƣợc yêu cầu về đào tạo của Viện. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ phụ trách đào tạo cũng phải cần:

- Thay đổi nhận thức của công tác đào tạo phát triển để nhận thấy tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực trong Viện.

- Những cán bộ này cần phải đƣợc học về quản trị nhân sự, quản lý doanh nghiệp hay quản lý công để có thể thực hiện đƣợc quy trình đào tạo trong đó có

lập kế hoạch, tổ chức, đánh giá đào tạo và kiểm tra....Chƣơng trình giảng dạy cần phải lên kế hoạch trƣớc theo một số tiêu chí cơ bản nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 76)