Giới thiệu về Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội 1 Tổng quan về Viện NCPT KTXH Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 31)

- Tự đào tạo, học hỏi, nghiên cứu

2.1. Giới thiệu về Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội 1 Tổng quan về Viện NCPT KTXH Hà Nộ

2.1.1. Tổng quan về Viện NCPT KTXH Hà Nội

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu khoa học, trực thuộc UBND Thành phố. Viện đƣợc thành lập năm 1998 theo quyết định của Thủ tƣớng chính phủ. Ngày 8/ 3/1999 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 09/1999/QĐ-UB quy định về chức năng nhiệm vụ của Viện.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội có chức năng nghiên cứu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các luận cứ khoa học cho việc chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn của Thành phố Hà Nội.

Đến năm 2013, Viện đƣợc biên chế 88 viên chức trong đó: viên chức làm việc tại các phòng của Viện gồm 70 ngƣời và 2 trung tâm trực thuộc gồm 18 ngƣời trong đó có 1 Phó giáo sƣ, 5 tiến sỹ, 5 nghiên cứu sinh, 17 thạc sỹ và các cử nhân đƣợc đào tạo theo các chuyên ngành phù hợp.

Viện đƣợc tổ chức với năm phòng, ba đơn vị trực thuộc, Hội đồng khoa học và tổ chuyên gia tƣ vấn. Các phòng thuộc Viện là: Văn phòng; Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế; Phòng Nghiên cứu phát triển văn hóa – xã hội; Phòng Nghiên cứu phát triển đô thị; Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế. Các đơn vị trực thuộc Viện là: Tạp chí Khoa học; Trung tâm Đào tạo – Tƣ vấn; Trung tâm Thông tin – Thƣ viện.

Với những nhiệm vụ cụ thể gồm:

(1) Nghiên cứu, đề xuất định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn trong mối quan hệ với khu vực và cả nƣớc.

(2) Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực để thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

(3) Nghiên cứu dự báo kinh tế - xã hội và cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;

(4) Thực hiện các chƣơng trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học do UBND thành phố giao; tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo hình thức tuyển chọn của các ngành, các cấp; công bố, xuất bản kết quả nghiên cứu các bản tin và tài liệu tham khảo theo định hƣớng của thành phố.

(5) Tham gia thẩm định các chiến lƣợc, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội do thành phố giao.

(6) Tƣ vấn xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển theo địa bàn, theo ngành và lĩnh vực khi đƣợc yêu cầu.

(7) Tham gia đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, quản lý xã hội sau đại học theo quy chế đào tạo của Nhà nƣớc.

(8) Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc thành phố quản lý.

(9) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo định hƣớng của thành phố.

Trải qua 15 năm hoạt động và phát triển, Viện đã có những bƣớc trƣởng thành về nhiều mặt. Viện đã không ngừng củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên, tích cực chủ động tham gia các nhiệm vụ tham mƣu, đánh giá, dự báo về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô cho Lãnh đạo Thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (Trang 31)