- Về quy trình, quy định:
Chƣa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo vì khi luân chuyển cán bộ bên cạnh mặt đƣợc là cán bộ biết nhiều việc, hạn chế lợi dụng mối quan hệ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để thực hiện ý đồ không tốt, ảnh hƣởng đến uy tín, vật chất của ngân hàng thì khi cán bộ mới đƣợc luân chuyển chƣa nắm vững quy trình nghiệp vụ, thao tác chƣa chính xác, chƣa thành thục...dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp.
Chƣa đo lƣờng khối lƣợng công việc để phân phối tiền lƣơng theo khối: khối quản lý khách hàng, khối hỗ trợ kinh doanh, khối tác nghiệp...nhƣ các ngân hàng khác dẫn đến trong phân phối thu nhập còn nhiều bất cập.
64
Chƣa quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí, đặc biệt cán bộ phòng QLRR phải có kinh nghiệm mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền:
Nhận thức về QLRR đối với các cấp đặc biệt là lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng tại chi nhánh chƣa đƣợc đầy đủ, ở một số nơi, một số đơn vị chƣa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình QLRR, một số ngƣời nghĩ trách nhiệm QLRR chỉ của phòng, bộ phận.
Việc giao hạn mức giao dịch chƣa gắn quyền lợi và trách nhiệm nên chƣa thật sự phát huy hiệu quả. Ngƣời đƣợc giao hạn mức giao dịch cao, hạn mức kiểm soát cao là ngƣời đƣợc đánh giá có khả năng xử lý nghiệp vụ tốt hơn những ngƣời khác và mức rủi ro họ phải đối diện khi sai sót xảy ra là lớn. Do đó, họ cần phải đƣợc hƣởng quyền lợi cao hơn ngƣời đƣợc giao hạn mức thấp hơn nhƣng trên thực tế thì quyền lợi vẫn nhƣ nhau.
Theo mô hình khuyến nghị của Uỷ ban Basel thì đến thời điểm hiện tại BIDV chƣa thành lập Uỷ ban QLRR trực thuộc Hội đồng quản trị nên chƣa đảm bảo yêu cầu tách bạch nhiệm vụ QLRR ra khỏi các mặt nghiệp vụ khác.
- Về công tác kiểm tra giám sát:
Tại chi nhánh phòng QLRR chƣa kiểm tra, giám sát hết các mặt hoạt động do bố trí cán bộ phòng QLRR còn mỏng về số lƣợng, chất lƣợng cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu công việc.
- Về công nghệ:
Do chỉ cấp quyền cho ngƣời sử dụng trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện nghiệp vụ nên bên cạnh ƣu điểm là bảo mật, hạn chế rủi ro thì đối với cán bộ đƣợc phân công nhiệm vụ kiểm tra tại chi nhánh khi thực hiện kiểm tra mới đƣợc đăng ký quyền sử dụng dẫn đến việc kiểm tra, giám sát không đƣợc thƣờng xuyên, đến khi sai sót xảy ra mới khắc phục, chƣa phòng ngừa đƣợc rủi ro.
Chƣơng trình quản lý dữ liệu RRTN đôi khi còn bị lỗi, dung lƣợng đƣờng truyền thấp, chƣa cung cấp số liệu kịp thời phục vụ yêu cầu quản trị điều hành.
65
Bộ dữ liệu dấu hiệu RRTN thƣờng xuyên thay đổi nên khó khăn trong việc đánh giá, so sánh với kỳ trƣớc, chƣa tách riêng dấu hiệu trọng yếu, sai sót cần phải cảnh báo và dấu hiệu ít quan trọng hơn mang tính tham khảo.
Nguyên nhân của những mặt chưa được
- Về công tác tổ chức: Chƣa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các
bộ phận, chƣa thực hiện luân chuyển cán bộ ở những vị trí phải luân chuyển, chƣa chú trọng bố trí cán bộ QLRR đủ số lƣợng và chât lƣợng ...
Việc xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo RRTN đƣợc thực hiện dựa trên ý thức và thái độ của cán bộ nhân viên, nên số liệu báo cáo nhiều khi mang tính chủ quan, không đầy đủ và chính xác, thiếu trung thực … Hơn nữa, về văn hóa, ngƣời Á Đông nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng có truyền thống không muốn nêu ra những sai sót do mình gây ra, điều này sẽ làm cho công tác theo dõi RRTN đôi khi chƣa đầy đủ, thiếu tính tự giác, xem nhẹ cũng nhƣ chƣa có đƣợc sự hợp tác hoàn toàn từ phía cán bộ nhân viên. Đây chính là rào cản trong công tác quản lý RRTN.
- Công tác đào tạo không đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực. Chƣa
xây dựng chiến lƣợc đào tạo kết hợp với chiến lƣợc sử dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ nên chiến lƣợc chƣa hiệu quả.
- Công tác cảnh báo rủi ro: Để QLRRTN một cách tốt nhất, đòi hỏi phải xây
dựng một quy trình trong đó có cả dự báo cho những RRTN sẽ gặp phải trong tƣơng lai từ đó có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, công tác cảnh báo RRTN hầu nhƣ chỉ Ban QLRRTT&TN BIDV thực hiện, trên cơ sở phân tích, đánh giá các RRTN đã xảy ra (theo báo cáo thống kê nhận đƣợc) và một số RRTN mang tính bất ngờ đã xảy ra trong quá khứ để đề ra những biện pháp khắc phục, phòng ngừa bằng cách hạn chế, tránh lặp lại các rủi ro đó trong thời gian tới chứ không tiến hành dự báo những RRTN mới có khả năng xảy ra, gây tổn thất trong tƣơng lai nhằm đề ra những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ và làm giảm thiểu rủi ro, tối thiểu hóa tổn thất.
66
Các chính sách, quy định chƣa phù hợp, chồng chéo, tồn tại cùng lúc quá nhiều các quy định, văn bản hƣớng dẫn đã gây khó trong quá trình thực hiện, quy định, quy trình còn thiếu hƣớng dẫn xử lý các trƣờng hợp sự cố rủi ro. Cán bộ không chấp hành đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ hoặc lợi dụng sự sơ hở trong quá trình kiểm soát, sự thiếu chặt chẽ của quy trình nghiệp vụ để làm sai, trục lợi cá nhân.
-Thiết kế hệ thống công nghệ thông tin chưa an toàn, việc sử dụng tên ngƣời
dùng (user), mật khẩu chƣa đúng quy định (dùng chung, không thực hiện khoá/mở user khi đi công tác, nghỉ phép, ăn cắp, để lộ user, password, user sử dụng chƣơng trình không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn...)
- Do các yếu tố bên ngoài như:
+ Hành vi lừa đảo, trộm cắp, phạm tội của các đối tƣợng bên ngoài ngân hàng (hành động phá hoại, đánh bom...).
+ Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn /thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.
67
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV - CHI NHÁNH HÀ TĨNH