Các tiêu chí đánh giá chất lượng QLRRTN

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 39)

Để đánh giá chất lƣợng QLRRTN của ngân hàng thƣơng mại, việc xác định tiêu chí đánh giá là rất cần thiết. Trên cơ sở các rủi ro tác nghiệp và các chi phí mà

32

ngân hàng thƣơng mại phải bỏ ra cho QLRRTN và cho các sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra, có các tiêu chí đánh giá nhƣ sau:

- Tiêu chí về tần suất xảy ra rủi ro:Tần suất xảy ra rủi ro là khả năng hay số

lần xuất hiện (xảy ra) rủi ro. Rủi ro tác nghiệp là những cảnh báo cho biết có thể xảy ra những tổn thất trong tƣơng lai xuất phát từ những nguyên nhân nhƣ sơ hở trong các quy định, quy trình của Ngân hàng, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, sự cẩu thả, gian lận của cán bộ và những yếu tố bên ngoài. Vì vậy tần suất xảy ra rủi ro tác nghiệp sẽ phản ánh mức độ rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng. Tần suất xảy ra cao chứng tỏ ngân hàng chƣa kiểm soát, giảm thiểu đƣợc các rủi ro đã đƣợc nhận diện và từng xảy ra trƣớc đó. Do đó, đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả QLRRTN của ngân hàng.

- Tiêu chí về mức độ rủi ro: Mức độ rủi ro ở đây chính là mức độ ảnh hƣởng

của các loại rủi ro tác nghiệp đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Mức độ ảnh hƣởng là mức độ tổn thất (nếu có) khi rủi ro xảy ra. Nếu NHTM xuất hiện nhiều loại rủi ro có nguy cơ gây tổn thất lớn cho ngân hàng thì cũng đồng nghĩa với việc công tác quản lý rủi ro của ngân hàng đó chƣa tốt.

- Tiêu chí về giá trị tổn thất: Tổn thất là một tiêu chí rõ ràng để đánh giá

công tác QLRRTN của một ngân hàng. Việc đánh giá dựa trên các tổn thất xảy ra: giá trị, tần suất, phạm vi xảy ra tổn thất.

Giá trị tổn thất đƣợc tính toán nhƣ sau:

Giá trị tổn thất thực tế = Giá trị tổn thất danh nghĩa + chi phí gia tăng – các giá trị giảm trừ

Trong đó:

Chi phí gia tăng = chi phí phục hồi + chi phí truy đòi + chi phí pháp lý + chi phí khác

Chi phí phục hồi: là chi phí phải trả để khắc phục sự cố rủi ro (nhƣ chi phí sửa chữa khắc phục sau cháy, nổ ,…).

Chi phí truy đòi: là chi phí có liên quan đến việc thu hồi những tài sản đã bị mất. Chi phí pháp lý: là các khoản chi phí phải thanh toán liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện, các chi phí tố tụng khác.

33

Các giá trị giảm trừ = bảo hiểm + cán bộ tự bù đắp + khách hàng hoàn trả + giảm trừ khác

Bảo hiểm: là các khoản đƣợc các công ty bảo hiểm chi trả cho sự cố rủi ro.

- Tiêu chí về trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro là số tiền đƣợc trích

lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng. Nếu số dƣ quỹ dự phòng rủi ro lớn thì cũng có nghĩa là ngân hàng đang ẩn chứa rủi ro cao, việc QLRRTN chƣa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)