0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kinh nghiệm quản lý rủi ro tác nghiệp của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ TĨNH (Trang 43 -43 )

tại Việt Nam

Thông qua các nguyên tắc của Ủy ban Basel II, và thực tiễn thành công cũng nhƣ thất bại của nhiều ngân hàng trên thế giới về QLRRTN, các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam đã từng bƣớc triển khai áp dụng QLRRTN theo những cách khác nhau với mục đích chung là giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Sau đây là kinh nghiệm QLRRTN của một số NHTM Việt Nam:

- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) triển khai thực hiện QLRRTN trong toàn hệ thống từ quý II/2007, ngay từ khi bắt

36

đầu triển khai QLRRTN, Vietinbank đã ban hành quy trình QLRRTN, có hệ thống bảng biểu báo cáo khá chi tiết, cụ thể để có thể liệt kê, thống kê, xác định và đo lƣờng đƣợc các loại RRTN có thể phát sinh trong từng nghiệp vụ hoạt động cũng nhƣ trong hoạt động hỗ trợ một cách chi tiết và đầy đủ nhất, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ sót những RRTN có thể có, phân tích một cách cụ thể, sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và có thể lƣu trữ số liệu để đối chiếu, so sánh qua từng thời kỳ một cách khoa học, trên cơ sở đó để đƣa ra những nhận định về từng loại RRTN trong từng hoạt động nghiệp vụ nhờ vậy mà có thể đƣa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất cho từng bộ phận, từng hoạt động nghiệp vụ và từng giai đoạn, thời kỳ.

Tuy có những kinh nghiệm nhƣ trên nhƣng thực tế quá trình tác nghiệp tại hệ thống Vietinbank gần đây vẫn xảy ra một số trƣờng hợp rủi ro trong hoạt động gây thất thoát tài sản và ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng.

- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) triển khai thực hiện RRTN từ năm 2007, Tổng giám đốc Techcombank nhìn nhận, điểm mấu chốt của rủi ro đạo đức là yếu tố con ngƣời. Vì vậy, trƣớc hết ngân hàng này chú trọng xây dựng môi trƣờng làm việc, trong đó, các cán bộ lãnh đạo thƣờng xuyên đào tạo, hƣớng dẫn để nâng cao năng lực và kiến thức cho cán bộ cấp dƣới, giúp phát hiện những rủi ro có thể xảy ra. Nhƣng đồng thời, ngân hàng này cũng xây dựng một mô hình QLRR theo tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Cụ thể, bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai ngƣời cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt) theo nguyên tắc “4 mắt”; các bộ phận kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra chéo phần việc của các bộ phận khác; thêm nữa định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban và cuối cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của Techcombank.

Đây cũng gần nhƣ là ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ chi nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cao cấp. Mô hình này có thể

37

đảm bảo cho Techcombank luôn kiểm soát đƣợc rủi ro, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.

Ngoài ra, Techcombank cũng chú trọng vào công tác truyền thông định kỳ cập nhật các thông tin liên quan tới các vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng cùng với những bài học kinh nghiệm để gửi tới toàn bộ cán bộ nhân viên, đặt hòm thƣ góp ý tại các điểm giao dịch; thiết lập đƣờng dây nóng để tiếp nhận những thông tin tố giác gian lận; sử dụng phần mềm hiện đại để kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ để đƣa ra những trƣờng hợp nghi vấn sớm...

Quan điểm của Techcombank là những trƣờng hợp vi phạm dù nhỏ cũng sẽ đƣợc xử lý nghiêm khắc. Với những sai phạm nghiêm trọng, ngân hàng chủ động hợp tác với cơ quan pháp luật, đƣa ra xử lý công khai.

- Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) đã đã chủ động xây dựng các chính sách, quy trình và công cụ cho RRTN với sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế đến từ Công ty tƣ vấn McKinsey. Maritime Bank ngoài việc ban hành nhiều văn bản, chính sách về QLRRTN, đã áp dụng Quản lý rủi ro trên phần mềm Kondor+ của Thomson Reuters - đây là hệ thống hỗ trợ để thiết lập và giám sát các hạn mức khác nhau Sau một năm ký hợp đồng với Công ty Thomson Reuters . Kondor+ đã đƣợc triển khai từ các đơn vị kinh doanh tại Hội sở chính đến các Khối hỗ trợ và đem lại nhiều tiện ích trên phƣơng diện . Phần mềm này giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động phát sinh từ công việc thủ công bằng việc tự động kiểm soát các hạn mức, tự động quản lý trạng thái online, tự động tính toán lãi lỗ tạm tính, tự động quản lý dòng tiền…. Kondor+ cũng khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm đã tồn tại trƣớc đây nhƣ: kiểm tra tự động sự bất thƣờng trong giá giao dịch so với giá quy định khi sự chênh lệch này vƣợt quá mức chịu đựng cho phép, lập sẵn các báo cáo quản lý hạn mức, cảnh báo các trƣờng hợp vƣợt hạn mức và không có hạn mức… Từ những cảnh báo này, Ngân hàng có thể đƣa ra các quyết định thức thời với từng giao dịch, đảm bảo sự an toàn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ TĨNH (Trang 43 -43 )

×