Trƣớc năm 2008, QLRRTN còn là khái niệm mới mẻ đối với phần lớn cán bộ nhân viên của BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh, QLRRTN tại chi nhánh chỉ đơn thuần là tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, BIDV khi thực hiện các nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh đó căn cứ công việc thực tế và các thông tin có đƣợc các bộ phận nghiệp vụ tại các phòng ban tự đánh giá những rủi có thể xảy ra, từ đó đƣa ra các biện pháp kiểm tra, cảnh báo, dự phòng và kiểm soát rủi ro cho hoạt động của phòng ban mình.
Với tâm lý chung không ai muốn nêu ra những rủi ro, sai sót do cá nhân, phòng ban mình gây ra. Do đó, việc tổng hợp các sự kiện rủi ro để xây dựng bài học kinh nghiệm trong QLRRTN tại chi nhánh không đƣợc thực hiện một cách tự giác, khoa học. Các RRTN chỉ đƣợc báo cáo và rút ra bài học kinh nghiệm khi nó đã gây ra tổn thất hoặc đƣợc nêu ra trong các báo cáo khuyến nghị của Ban kiểm tra nội bộ, kiểm toán độc lập, cơ quan thanh tra NHNN .... Các bài học kinh nghiệm đƣa ra chỉ giới hạn trong phạm vi chi nhánh, chƣa đƣợc đƣa ra để các chi nhánh trong cùng hệ thống học tập rút kinh nghiệm và ngƣợc lại, do đó RRTN xảy ra tại chi nhánh này có thể tiếp tục xảy ra tại các chi nhánh khác và ngƣợc lại.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác QLRRTN đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, từ tháng 10 năm 2008, ban lãnh đạo BIDV đã triển khai dự án Hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn II (TA2) áp dụng tại TW và tất cả các chi nhánh trên toàn quốc. Một trong những điểm mới của dự án lần này là đã xây dựng bộ máy tổ chức có sự hiện diện của Ban/phòng từ cấp TW đến cấp chi nhánh - đặt mục tiêu kiểm soát rủi ro ở mức cao nhất, đó là xây dựng bộ máy tổ chức theo hƣớng kiểm
49
soát chặt rủi ro trong đó có hẳn Ban/phòng QLRRTN phục vụ cho công tác kiểm soát RRTN nói riêng và rủi ro nói chung. Sau đây là mô hình tổ chức của BIDV
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy QLRR tác nghiệp của BIDV
Nguồn: Tài liệu đào tạo QLRRTN năm 2011 của BIDV