Các bước thực hiện QLRRTN

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 57)

Từ khi BIDV áp dụng chính sách và quy định QLRRTN đến nay, công tác QLRRTN của BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, liên tục và bám sát chỉ đạo của BIDV theo các bƣớc sau:

2.2.3.1. Nhận diện rủi ro tác nghiệp

Việc thực hiện báo cáo dấu hiệu RRTN, báo cáo sự cố RRTN tại BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh đã đƣợc tiến hành từ năm 2005, tuy nhiên, thời gian đầu việc báo cáo chỉ đƣợc thực hiện ở một số ít nghiệp vụ. Do vậy, đề tài này tiến hành phân tích số liệu từ năm 2010 đến năm 2013, khi báo cáo dấu hiệu/sự cố RRTN đƣợc triển khai tƣơng đối đầy đủ trên các mặt nghiệp vụ và BIDV đã có chƣơng trình QLRRTN đƣợc thiết kế tƣơng đối hoàn chỉnh, số liệu RRTN đã có chƣơng trình theo dõi, rút số liệu tự động nên số liệu đầy đủ, thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá.

Tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh, các phòng chức năng thực hiện nhận diện RRTN nhƣ sau:

Xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp:

Các phòng nghiệp vụ thực hiện xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm: tự đánh giá nguy cơ rủi ro, nguồn gốc của rủi ro, đối tƣợng gây rủi ro, các cấp độ rủi ro và phải mở sổ theo dõi rủi ro. Việc đánh giá xác định rủi ro tác nghiệp dựa trên 5 tiêu chí: Các

50

hành vi gian lận và tội phạm nội bộ; Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài; Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ; Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin; Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ

Xác định các sự cố rủi ro tác nghiệp:

Theo quy định hiện hành, các đơn vị có trách nhiệm chủ động trong việc xác định các sự cố rủi ro tác nghiệp. Khi có bất kỳ sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra, các đơn vị phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo ngay về tru sở chính ( Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp)

Xác định các giao dịch nghi ngờ, bất thường:

Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở các tiêu chí do Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp phối hợp với các phòng nghiệp vụ đƣa ra.

Xác định rủi ro đối với sản phẩm mới:

Ở BIDV, trƣớc khi một sản phẩm mới đƣợc triển khai để cung ứng cho khách hàng, luôn đƣợc bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp và các bộ phận khác có liên quan tiến hành rà soát, đánh giá và xem xét đầy đủ các yếu tố rủi ro của sản phẩm. Sau đó tiến hành lƣợng hóa những rủi ro để xác định mức độ tổn thất tối đa mà ngân hàng có thể gánh chịu. Xác định gới hạn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và đề ra biện pháp quản trị rủi ro tƣơng ứng cho từng loại rủi ro.

Trên cơ sở các loại rủi ro tác nghiệp đã đƣợc xác định, ngay tại các đơn vị nghiệp vụ cơ sở tiến hành đo lƣờng theo hai phƣơng pháp: phƣơng pháp đo lƣờng định tính và phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng

Đánh giá công tác nhận diện rủi ro:

Có thể nói công tác nhận diện RRTN tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh đƣợc xây dựng khá tốt và thực tế thực hiện cũng đạt yêu cầu đề ra. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu nƣớc ngoài, tham khảo các ngân hàng bạn và căn cứ thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV, Hội sở chính đã xây dựng bộ dấu hiệu nhận diện các loại rủi ro, các giao dịch nghi ngờ bất thƣờng và xây dựng hệ thống thông tin về

51

RRTN để thu thập, kết xuất dữ liệu về RRTN. Định kỳ hàng tháng, quý, các chi nhánh, đơn vị tại Hội sở chính vào chƣơng trình dữ liệu RRTN để chiết xuất dữ liệu tự động và yêu cầu các phòng ban có liên quan báo cáo, giải trình về các dấu hiệu rủi ro do hội sở chính chiết xuất tự động. Ngoài ra, dựa vào bộ dấu hiện nhận diện do hội sở chính đƣa ra, Chi nhánh tự thực hiện nhận diện các rủi ro tại chi nhánh, nhập dữ liệu vào hệ thống và báo cáo về hội sở chính. Quy trình này đƣợc đƣa ra khá hợp lý, phát huy tính chủ động và tự động hóa cao. Vì vậy rủi ro đƣợc phát hiện khá đầy đủ, ít tốn thời gian và ít phụ thuộc vào yếu tố con ngƣời (che giấu lỗi do mối quan hệ đồng nghiệp hoặc chi nhánh che giấu hội sở chính,...)

Tại chi nhánh, đã chủ động theo dõi và thống kê các lỗi sai sót tác nghiệp phát sinh hàng ngày tƣơng đối đầy đủ và tuân thủ về thời gian nhập dữ liệu trên hệ thống và thời gian báo cáo về Ban QLRRTT&TN. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:

- Đối với công tác thực hiện báo cáo:

+ Về thời gian báo cáo: Việc nhập dữ liệu đôi khi còn muộn so với thời gian quy định (có một số chỉ tiêu ở trạng thái mới nhập và chƣa duyệt), gây ảnh hƣởng đến công tác tổng hợp dữ liệu toàn hệ thống, bị HSC thông báo, nhắc nhở.

+ Về chất lƣợng báo cáo: Số liệu báo cáo của chi nhánh nhiều khi không đầy đủ, thiếu số liệu, có khi để lấy thành tích mà che dấu lỗi nên chƣa phản ánh đúng thực trạng lỗi tác nghiệp tại chi nhánh dẫn đến công tác nhận diện rủi ro chƣa phát hiện đƣợc đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn.

- Quy trình quy định còn chồng chéo nhau, tồn tại nhiều kẽ hở nên các tiêu chí để nhận diện rủi ro chƣa sát với thực tế dẫn đến để lọt những rủi ro chƣa đƣa vào nhận diện đƣợc.

- Nhu cầu phát triển sản phẩm, nghiệp vụ mỗi ngày một phức tạp nên các rủi ro mới phát sinh đáng kể, BIDV chƣa đƣa ra các tiêu chí nhận diện rủi ro kịp thời nên còn tồn tại một số rủi ro bị bỏ sót.

2.2.3.2. Đánh giá, đo lường rủi ro tác nghiệp

Sau khi nhận diện rủi ro, các đơn vị chức năng thực hiện đánh giá, đo lƣờng khả năng xảy ra và mức độ ảnh hƣởng của các loại rủi ro, nhận diện rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và rủi ro không thể chấp nhận đƣợc.

52

Căn cứ dữ liệu rủi ro thu thập đƣợc, kinh nghiệm và phân tích, dự đoán, BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh xác định mức độ ảnh hƣởng của rủi ro theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.2: Bảng xác định mức độ ảnh hƣởng của RRTN Ảnh hƣởng 1 2 3 4 5 Tài chính (đơn vị: triệu VND) Tổn thất không đáng kể (tổn thất < 20) Tổn thất nhỏ (20 =< tổn thất < 50) Tổn thất đáng kể (50 =< tổn thất < 100) Tổn thất lớn (100=< tổn thất < 500) Tổn thất rất lớn (tổn thất > 500) Danh tiếng Không có thông tin trên các kênh thông tin đại chúng Thông tin mang tính chất tƣờng thuật, không có những từ ngữ chỉ trích Thông tin mang tính chỉ trích/ bất lợi hƣớng tới một chi nhánh/ đơn vị cụ thể của BIDV

Thông tin mang tính chỉ trích/ bất lợi đối với toàn hệ thống hoặc liên quan đến Ban Lãnh đạo BIDV Danh tiếng của Ngân hàng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng trên các kênh thông tin đại chúng Các cơ quan quản lý Không có hành động gì Nhắc nhở bằng văn bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu giải trình hoặc cử đoàn thanh, kiểm tra Yêu cầu tạm ngừng cung cấp có thời hạn một số dịch vụ cụ thể Giám sát đặc biệt Khách hàng Không có hành động gì Một vài thắc mắc, than phiền tại 1 điểm giao dịch Nhiều thắc mắc, than phiền tại 1 điểm giao dịch Một vài khách hàng bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu cam kết giải quyết/có biện pháp giải quyết vấn đề. Hàng loạt khách hàng rút tiền khỏi BIDV, trong đó có nhiều khách hàng quan trọng Chi phí khắc phục Khắc phục ngay trong ngày Khắc phục trong vòng 1 tuần và/hoặc chi phí không đáng kể Khắc phục trong vòng 1 tháng và/hoặc chi phí tƣơng đối tốn kém Khắc phục trong 2-3 tháng và/hoặc ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận Thời gian khắc phục kéo dài

53

Sau khi xác định đƣợc khả năng xảy ra rủi ro và ảnh hƣởng của rủi ro thì BIDV xác định rủi ro tổng thể để ƣớc tính thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra (là rủi ro trong trƣờng hợp xấu nhất xảy ra khi không có khâu kiểm soát nào đƣợc áp dụng hoặc các khâu kiểm soát không hiệu quả). Rủi ro tổng thể đƣợc xác định căn cứ vào điểm khả năng của rủi ro và điểm ảnh hƣởng. Mối quan hệ giữa điểm khả năng và điểm ảnh hƣởng đƣợc xác định theo từng thời kỳ, nghiệp vụ và đƣợc Ban QLRRTT&TN phối hợp với các Ban có liên quan tại Trụ sở chính, đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, đề xuất.

Trên cơ sở thực hiện các phƣơng pháp đo lƣờng định tính và đo lƣờng định lƣợng, Ban QLRRTT&TN phối hợp với các ban có liên quan tại Trụ sở chính và Chi nhánh thực hiện đo lƣờng rủi ro tổng thể:

Điểm rủi ro tổng thể đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:

Trong đó:

(i) Điểm khả năng: căn cứ vào tần suất xảy ra bình quân/năm của 02 năm liền kề trên cơ sở thống nhất giữa Ban QLRRTT&TN và các Ban có liên quan tại Trụ sở chính, Chi nhánh.

(ii) Điểm ảnh hƣởng: căn cứ trên mức độ ảnh hƣởng của rủi ro Mức độ ảnh

hƣởng < 10 10 đến < 20 20 đến < 30 30 đến < 40 >= 40 Điểm ảnh

hƣởng 1 2 3 4 5

Báo cáo ma trận RRTN là công cụ đƣợc BIDV sử dụng để đo lƣờng RRTN tại BIDV. Báo cáo chỉ ra trong mỗi mặt nghiệp vụ của BIDV, dấu hiệu rủi ro nào có tần suất xảy ra cao và có mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng.

Phƣơng pháp xây dựng Ma trận rủi ro mỗi mặt nghiệp vụ:

Sử dụng phƣơng pháp cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 5. Mỗi dấu hiệu sẽ đƣợc tính điểm tổng cộng bằng tổng điểm tần suất xảy ra và điểm ảnh hƣởng:

Điểm rủi ro tổng thể = điểm khả năng x trọng số khả năng + điểm ảnh hƣởng x trọng số ảnh hƣởng

54

Bảng 2.3: Điểm tần suất xảy ra rủi ro và ảnh hƣởng

Tần suất xảy ra: 1-2 điểm = thấp (xanh)

3-4 điểm = Trung bình (vàng) 5 điểm = Cao (đỏ) Mức độ ảnh hƣởng: Điểm tổng cộng: ≤ 2 điểm: thấp (xanh) Từ > 2 đến < 4 điểm: Trung bình (vàng) > = 4 điểm: Cao (đỏ)

Nguồn: Quy định QLRRTN của BIDV

(Đối với những chỉ tiêu sai/lỗi có điểm ảnh hƣởng bằng 5, sẽ đƣợc đánh dấu màu đỏ)

Dấu hiệu có điểm tổng cộng càng cao thì càng nhiều rủi ro và ngƣợc lại.

- Tần suất thực hiện báo cáo:

Từ năm 2006 đến năm 2007: Định kỳ 6 tháng 1 lần Từ năm 2008 đến nay: Định kỳ hàng quý

- Phạm vi báo cáo:

Từ năm 2006 đến 2007: Thực hiện xây dựng ma trận RR cho các mặt nghiệp vụ và ma trận RR cho từng mặt nghiệp vụ

Từ năm 2008 đến nay: Bổ sung thêm ma trận RR cho các chi nhánh

- Phương pháp thực hiện:

Ban Quản lý RRTT&TN xây dựng phƣơng pháp tính điểm cho các loại ma trận. Các Ban nghiệp vụ tham gia vào phƣơng pháp tính điểm cho nghiệp vụ có liên quan. Ban QLRRTT&TN tiến hành xây dựng các ma trận, báo cáo Ban lãnh đạo những dấu hiệu, những nghiệp vụ, những chi nhánh có mức độ rủi ro cao.

Đánh giá công tác đánh giá, đo lường rủi ro tác nghiệp:

Công tác đánh giá, đo lƣờng RRTN của BIDV từ TW đến chi nhánh đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt. BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng để đo lƣờng RRTN vì độ chính xác cao hơn và chỉ sử dụng phƣơng pháp định tính đối với những rủi ro không thể sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng. BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh thực hiện đo lƣờng tất cả các loại rủi ro đã đƣợc xác định và đánh giá đƣợc sự thay đổi về mức độ rủi ro và mức độ ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

hƣởng của từng loại rủi ro phân theo 3 mức độ: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh đã xác định khả năng khắc phục rủi ro đối với các rủi ro mức độ cao và xác định đƣợc mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và mức độ rủi ro không thể chấp nhận đƣợc của từng nghiệp vụ và từng đơn vị. Việc chọn công cụ báo cáo ma trận RRTN để đo lƣờng rủi ro là rất hợp lý. Qua đó chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng và BIDV nói chung có thể đánh giá chính xác mức độ của từng loại rủi ro.

2.2.3.3. Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp

Trên cơ sở kết quả của quá trình xác định và đo lƣờng rủi ro, Phòng QLRR của chi nhánh tự xây dựng phƣơng án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của đơn vị trên cơ sở hƣớng dẫn của HSC.

Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu RRTN bao gổm:

- Xem xét, sửa đổi quy trình nghiệp vụ: Thƣờng xuyên rà soát văn bản chế độ, có ý kiến đề xuất chỉnh sửa đối với các quy trình không phù hợp, chồng chéo, trái với quy định chung của NHNN.

- Đào tạo cán bộ: Đây là bƣớc quan trọng, cốt lõi vì liên quan đến yếu tố con

ngƣời. Cần phải đào tạo và đào tạo lại cán bộ BIDV để “vừa hồng, vừa chuyên” - Các hành động phòng tránh rủi ro: Thƣờng xuyên trau dồi chuyên môn

nghiệp vụ, thực hiện đúng quy trình quy định của cơ quan, cảnh giác cao với những giao dịch nghi ngờ đã đƣợc cảnh báo ...

- Giám sát rủi ro tác nghiệp: Theo dõi các hoạt động triển khai công tác

QLRRTN của các phòng ban để đảm bảo quá trình QLRRTN phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục; Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phƣơng án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của các đơn vị; Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ rủi ro cao, đề xuất biện pháp kịp thời để tránh sự cố rủi ro xảy ra; Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro; Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các báo cáo về QLRRTN theo quy định.

56

Đánh giá công tác phòng ngừa, giảm thiểu RRTN:

Trên cơ sở các rủi ro đã đƣợc nhận diện và đo lƣờng từ các phòng trong chi nhánh, từ kết quả kiểm tra, kiểm toán của nội bộ, BIDV và NHNN, BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh đã xây dựng và thực hiện tƣơng đối tốt kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ, giám sát rủi ro. Kết quả là lỗi tác nghiệp giảm rất nhiều, tổn thất xảy ra với giá trị thấp và giảm dần qua các năm từ 2010 đến 2013. Số lỗi tác nghiệp năm 2013 là 452 lỗi, giảm 20% so với năm 2012, năm 2012 là 561 lỗi, giảm 39% so với năm 2011, năm 2011 là 420 lỗi, giảm 29% so với năm 2010. Tuy nhiên do khâu nhận diện rủi ro còn nhiều tồn tại, chƣa nhận diện hết các rủi ro nên ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát, vẫn còn tồn tại một số rủi ro chƣa đƣợc kiểm soát.

2.2.3.2 Tài trợ rủi ro

Hiện tại hệ thống BIDV chƣa thực hiện trích dự phòng rủi ro cho RRTN mà chỉ tính vốn yêu cầu tối thiểu RRTN – là một cấu phần dùng để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Basel II. Khi xảy ra tổn thất, BIDV sử dụng lợi nhuận sau thuế để bù đắp tổn thất.

Đánh giá công tác tài trợ rủi ro:

Do chƣa thực hiện trích dự phòng RRTN nên BIDV chƣa chủ động dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Vì vậy để đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động ngân hàng, BIDV cần áp dụng phƣơng pháp tính vốn dự phòng cho RRTN theo Basel II để chủ động đối diện với các sự cố xảy ra có thể gây tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 57)