0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ TĨNH (Trang 49 -49 )

Cùng với sự gia tăng về quy mô tổng tài sản, mạng lƣới hoạt động, số lƣợng lao động và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khá nhanh qua các năm, BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh đã và đang đối mặt với tiềm ẩn rủi ro ngày càng tăng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Đối với RRTN, tại BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh đã xuất hiện hầu hết các dấu hiệu rủi ro thuộc các nhóm dấu hiệu đã đƣợc trình bày ở trên, cụ thể là:

2.1.2.1. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ

Thực tế những năm gần đây, tại BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh đã xảy ra một số sự cố rủi ro tác nghiệp liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ. Các hành vi gian lận thƣờng liên quan đến các cán bộ tác nghiệp của các nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, kho quỹ…Tại chi nhánh tuy các vụ gian lận nội bộ xảy ra không nhiều nhƣng đây vẫn là vấn đề đáng cảnh báo và cần phải kịp thời xây dựng biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu vì liên quan đến yếu tố đầu tiên quan trọng đó là yêu tố con ngƣời trong tổ chức.

2.1.2.2. Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài

Đây là loại rủi ro có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và thƣờng xuyên đƣợc nhắc nhở, cảnh giác phòng ngừa đối với cán bộ ngân hàng và đƣợc đƣa tin nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Năm 2010, tại chi nhánh chỉ xảy ra 2 hành vi gian lận và phạm tội bên ngoài nhƣng sang các năm 2011, 2012, 2013 lần lƣợt là 2, 5 và 12 hành vi lừa đảo, lấy cắp thông tin, tiền của ngân hàng. Nếu tính tốc độ tăng lỗi đối với nhóm rủi ro này thì đây là nhóm rủi ro có tốc độ gia tăng nhanh nhất, rủi ro xảy ra chủ yếu ở nghiệp vụ Thẻ, chuyển tiền

2.1.2.3. Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ

Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc ngày càng giảm qua các năm từ 2010 đến 2013. Năm 2013, chi nhánh đã chủ động nhận diện, rà soát và khắc phục các sai sót tác nghiệp. Nhìn chung các sai sót tác nghiệp năm 2013 có giảm so với 2012 và các năm trƣớc: năm 2013 xảy ra 452 lỗi giảm 20% so với năm 2012;

42

năm 2012 xảy ra 561lỗi, giảm 39% so với năm 2011 và giảm 37% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm lỗi này một phần là do Quy chế xử lý trách nhiệm 2060/QĐ-HĐQT ra đời đã góp phần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong quá trình tác nghiệp.

Bảng 2.1: Số liệu lỗi rủi ro tác nghiệp tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh theo nghiệp vụ

STT Loại nghiệp vụ Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Huy động vốn 166 97 49 26 2 Chuyển tiền 46 44 40 33 3 Ngân quỹ 34 27 12 9 4 Chứng từ 251 168 112 68 5 ATM 221 161 159 162 6 Tín dụng 174 122 69 63 7 Điện toán 161 109 49 29

8 Khởi tạo thông tin khách hàng 361 155 17 14

9 Tổ chức cán bộ 38 35 31 26

10 Tài trợ thƣơng mại 24 20

11 Kinh doanh ngoại tệ 0 1

12 Tài chính - Quản lý tài sản 0 1

13 Kiểm tra nội bộ 0 0

14 BC QLRTN 0 0

Tổng cộng 1,453 917 561 452

Nguồn: Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp của BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh hằng năm từ 2010 đến 2013.

Năm 2013, hội sở chính đã triển khai đồng bộ các công cụ nhằm giảm thiểu sai sót, theo đó tăng cƣờng giám sát từ xa, mở rộng hệ thống báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thƣờng với hơn 60 mẫu biểu báo cáo. Đây là một trong những công cụ hữu

43

hiệu để giúp chi nhánh trong việc rà soát, đánh giá, góp phần giảm thiểu các sai sót tại các nghiệp vụ.

- Đối với nghiệp vụ huy động vốn: có số lỗi giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm 41% so với năm 2010, năm 2012 giảm 50% so với 2011, năm 2013 số lỗi nghiệp vụ huy động vốn là 26, giảm 46% so với năm 2012. Nghiệp vụ huy động vốn đƣợc BIDV đánh giá là một trong 3 nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao nhất.

- Nghiệp vụ chuyển tiền : năm 2011 số lỗi giảm 5% so với năm 2010, năm 2012 có số lỗi giảm 8% so với năm 2011, năm 2013 tổng số sai sót tác nghiệp chuyển tiền là 33, giảm 19% so với năm 2012. Với sự biến động số lỗi nhƣ trên, nghiệp vụ Chuyển tiền là nghiệp vụ chuyển từ mức độ rủi ro cao (năm 2011) xuống mức độ rủi ro trung bình (năm 2012).

- Nghiệp vụ ngân quỹ: có số lỗi giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm 21% so với năm 2010, năm 2012 giảm 57% so với 2011, số lỗi năm 2013 là 9 giảm đáng kể so với năm 2012.

- Nghiệp vụ chứng từ: có số lỗi giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm 33% so với năm 2010, năm 2012 giảm 33% so với 2011, số lỗi đến 31/12/2013 là 68, chiếm 15% trong tổng số lỗi của tất cả các mặt nghiệp vụ, so với năm 2012, số lỗi giảm 39%.

- Nghiệp vụ thẻ: là một trong những nghiệp vụ có số lỗi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lỗi (năm 2010: chiếm 15%, 2011:17%, 2012: 28%, 2013: 36%) và sai sót nghiệp vụ thẻ gây ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng. Số lỗi nghiệp vụ thẻ thay đổi qua các năm nhƣ sau: năm 2011 giảm 27% so với năm 2010, năm 2012 giảm 1% so với 2011. Đến 31/12/2013, số lỗi nghiệp vụ thẻ là 162, tăng 2% so với năm 2012. Với sự biến động số lỗi nhƣ vậy, nghiệp vụ Thẻ là nghiệp vụ có xu hƣớng gia tăng về mức độ rủi ro, chuyển từ mức độ rủi ro trung bình (năm 2011) lên mức độ rủi ro cao (năm 2012).

- Nghiệp vụ tín dụng: là nghiệp vụ đƣợc đánh giá là có mức độ rủi ro cao nhất trong số các nghiệp vụ đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao, và số lỗi nghiệp vụ tín dụng cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số lỗi của từng năm (năm 2010:

44

chiếm 36%, 2011:24%, 2012:11%, năm 2013: 6%). Nghiệp vụ tín dụng có số lỗi giảm dần qua các năm, cụ thể nhƣ sau: năm 2011 giảm 30% so với năm 2010, năm 2012 giảm 44% so với 2011, năm 2013 giảm 8% so với 2012.

- Nghiệp vụ điện toán: năm 2011 số lỗi giảm 41% so với năm 2010, năm 2012 có số lỗi giảm 55% so với năm 2011. Đến 31/12/2013 số lỗi nghiệp vụ điện toán là 29, giảm đáng kể so với năm trƣớc, chủ yếu xảy ra ở các lỗi liên quan đến quản lý ngƣời sử dụng, cán bộ không thoát khỏi chƣơng trình khi rời khỏi vị trí làm việc, số lần bị sự cố máy tính, hỏng phần mềm ảnh hƣởng đến công việc của cán bộ …

- Nghiệp vụ khởi tạo thông tin khách hàng: là nghiệp vụ có số lỗi chiếm tỷ trọng khá lớn (năm 2010: chiếm 80%, 2011:34%, 2012: 4%, 2013: 3%). Nghiệp vụ khởi tạo thông tin khách hàng có số lỗi giảm dần qua các năm và tốc độ giảm cao nhất so với tất cả các nghiệp vụ.

- Nghiệp vụ tổ chức cán bộ: với số liệu thu thập đƣợc cho thấy tình hình biến động số lỗi nghiệp vụ tổ chức cán bộ qua các năm nhƣ sau: năm 2011 tăng 8% so với năm 2010, năm 2012 tăng 11% so với 2011, năm 2013 tăng 11% so với 2012.

- Các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lỗi của từng năm, mức độ rủi ro cũng đƣợc đánh giá là không cao, xu hƣớng chung của các nghiệp vụ này là có số lỗi giảm dần qua các năm, trong đó chỉ có nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và Tài chính, quản lý ài sản số liệu đến 2013 tăng so với 2012 do nghiệp vụ này mới đƣợc bổ sung vào hệ thống theo dõi lỗi RRTN.

Chi tiết các lỗi, tần suất và mức độ ảnh hƣởng của loại rủi ro này đƣợc nêu cụ thể tại phụ lục 2

3.1.2.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin

Các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống CNTT xuất hiện khá nhiều trong quá trình hoạt động của BIDV do ngân hàng đã và đang áp dụng CNTT vào hoạt động theo xu thế của thế giới. Sự an toàn và hoạt động thông suốt của hệ thống CNTT là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự an toàn hoạt

45

động kinh doanh của ngân hàng. BIDV đã triển khai hiện đại hóa cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống bằng hệ thống core banking do nhà thầu SiverLeck cung cấp.

Năm 2013, số lƣợng máy chƣa đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng đúng hạn là 15 máy, số liệu này giảm hơn 50% so với năm 2010. Lỗi liên quan đến quản lý ngƣời sử dụng năm 2013 xảy ra 30 lỗi, giảm 21% so với 2012, giảm 35% so với các năm 2011, 2010, nhiều nhất là cán bộ không thoát khỏi chƣơng trình khi rời khỏi vị trí làm việc (20 trƣờng hợp). Lỗi có mức độ rủi ro cao nhất là user của cán bộ điện toán có chức năng thực hiện giao dịch, không treo user của cán bộ nghỉ ốm/đi công tác trong thời gian dài (10 trƣờng hợp), .. Đặc biệt tại chi nhánh vẫn còn trƣờng hợp máy tính chƣa cài đặt chƣơng trình phòng chống virus: có 5 trƣờng hợp.

Tình trạng ngừng hoạt động máy ATM do lỗi thiết bị, lỗi đƣờng truyền xảy ra trong năm 2013 là 29 lần, giảm 38% so với năm 2012, năm 2012 giảm 45% so với năm 2011 và năm 2011 giảm 55% so với năm 2010. Trong đó, số lần xảy ra sự cố phần mềm máy ATM là 2 lần. Nguyên nhân chính dẫn tới sự cố trên là lỗi đƣờng truyền, lỗi đầu đọc thẻ, mất điện, lỗi khay tiền, hỏng màn hình…

Trƣờng hợp chủ thẻ rút tiền không nhận đƣợc tiền mà tài khoản vẫn ghi nợ hoặc rút tiền của chủ thẻ đã nhận tiền mà tài khoản không ghi nợ xảy ra 32 lần. Nguyên nhân là do lỗi đƣờng truyền, lỗi Banknet, máy ATM mất điện, quá thời gian nhận tiền mà khách hàng không nhận tiền nên máy đã thu lại…Trong các năm qua, có 18 trƣờng hợp rủi ro do máy ATM, POS bị phá hoại, hỏng do thiên tai.

Số lần bị sự cố máy tính, hỏng phần mềm ảnh hƣởng đến công việc của cán bộ là 12 trƣờng hợp.

3.1.2.5. Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ

Mặc dù các quy định hƣớng dẫn nghiệp vụ của BIDV đã đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên còn tồn tại quy trình có nội dung chƣa đầy đủ, chƣa hợp lý và khó thực hiện. Qua báo cáo rà soát quy trình nghiệp vụ các năm từ 2010 đến năm 2013, trên cơ sở ý kiến tham gia của các phòng ban, phòng QLRR chi nhánh đã tổng hợp đƣợc 46 ý kiến tham gia với gần 30 quy định, quy trình nghiệp vụ có những điểm chƣa rõ ràng, chƣa hợp lý và có sự chồng chéo giữa các quy định. Phòng QLRR đã

46

chuyển các ý kiến của chi nhánh về các Ban/Trung tâm nghiệp vụ có liên quan tại BIDV để nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ.

3.1.2.6. Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc

Rủi ro liên quan đến cán bộ là một trong những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đạo đức của cán bộ, một số biểu hiệu đáng chú ý nhƣ sau:

Năm 2013 công tác tổ chức cán bộ đã xảy ra 26 lỗi, giảm 16% so với năm 2012, năm 2012 xảy ra 31 lỗi giảm 11% so với năm 2011, năm 2011 xảy ra 35 lỗi giảm 8% so với năm 2010. Lỗi về công tác tổ chức cán bộ có chiều hƣớng giảm qua các năm.

Từ năm 2010 đến năm 2013, bình quân mỗi năm có 02 cán bộ nghỉ việc và chuyển sang công tác tại ngân hàng khác trên địa bàn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo. Cán bộ nghỉ việc không những gây áp lực về khối lƣợng công việc quá tải, công tác tuyển dụng, đào tạo ..., mà còn đe doạ tính bảo mật thông tin về chiến lƣợc, chính sách phát triển, công nghệ, sản phẩm ... của BIDV và lôi kéo khách hàng của BIDV Hà Tĩnh về ngân hàng mà họ chuyển đến công tác.

Số lƣợng cán bộ chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao: năm 2010 là 2 cán bộ, năm 2011 là 3 cán bộ, năm 2012, 2013 tƣơng ứng là 3 và 5 cán bộ.

Số cán bộ bị kỷ luật trong các năm từ 2010 đến 2013 là 5 cán bộ, trong đó có 1 cán bộ bị buộc thôi việc. Cán bộ này đã vi phạm nghiêm trọng quy định, quy trình nghiệp vụ của BIDV.

Số lƣợng cán bộ đƣợc bổ nhiệm năm 2013 còn nợ tiêu chuẩn là 6 cán bộ, tăng 45% so với năm 2010. Một phần nguyên nhân do tiêu chuẩn dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp ngày càng cao, trong khi đó cán bộ bổ nhiệm tại chi nhánh bằng cấp không đủ tiêu chuẩn còn nhiều, lại chƣa kịp học thêm để nâng cao trình độ.

Luân chuyển cán bộ không đúng quy định, để cán bộ đảm nhận vị trí công tác trong một thời gian quá dài nên đã dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng vị trí, chức năng của mình để thực hiện những hành vi gian lận. Tình trạng cán bộ không luân chuyển đúng thời hạn qua các năm đã giảm đáng kể, theo số liệu thống kê qua các năm, đến năm 2013 đã giảm 53% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do số

47

lƣợng cán bộ làm giao dịch của chi nhánh còn mỏng, khối lƣợng và yêu cầu công việc nhiều…

Theo đánh giá chung khối lƣợng công việc tại các phòng nghiệp vụ là phù hợp, tuy nhiên khối lƣợng công việc của cán bộ Ngân quỹ, Giao dịch viên trong thời gian qua đƣợc đánh giá là quá tải.

Ngân quỹ: Tổng số cán bộ ngân quỹ thuộc biên chế năm 2013 là 17 ngƣời, doanh số thu chi, kiểm đếm bình quân là 294 tỷ quy VND/ngƣời/tháng. Ngoài việc thu - chi trực tiếp tại ngân hàng, cán bộ ngân quỹ còn thực hiện thu – chi lƣu động tại doanh nghiệp.... Do đó khối lƣợng công việc của cán bộ ngân quỹ thƣờng quá tải, phải làm thêm ngoài giờ quá mức quy định, vì vậy công việc rất bị động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro phát sinh.

Giao dịch viên: Theo báo cáo của phòng Giao dịch khách hàng, bình quân 1 ngày, 1 cán bộ thực hiện khoảng 100 giao dịch các loại, giao dịch bình quan trên là cao hơn nhiều so với các TCTD trên địa bàn. Quá tải trong thực hiện công việc hằng ngày cũng là một trong những nguy cơ cao phát sinh rủi ro cho ngân hàng.

Những loại RRTN nêu trên cho thấy, RRTN xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, Với tần suất khác nhau (có thể thấp, có thể cao), nhƣng cách thức và mức độ nghiêm trọng mà RRTN có thể gây ra cho hoạt động của ngân hàng là khó lƣờng. Có rủi ro xảy ra nhiều với tần suất cao nhƣng mức độ nghiêm trong thấp, tuy nhiên có rủi ro chỉ xảy ra với tần suất thấp hoặc với số ít khách hàng nhƣng mức độ nghiêm trọng rất cao ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÀ TĨNH (Trang 49 -49 )

×