- Như vậy qua hai năm tổng lợi nhuận giảm, đây là tín hiệu rất đáng lo về sự tăng trưởng của công ty cho thấy công ty đang làm ăn không tốt
2. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
- A= B nguồn vốn + II A nguồn vốn : 85,331,790,122 +0 = 85,331,790,122 đồng - B= B Tài sản dài hạn: 36,057,550,000
Ta thấy: Giá trị A>B, cho thấy tình hình tài chính của Công ty về hình thức ở trong trạng thái tương đối tốt, nguồn vốn của Công ty được quản lý và sử dụng khá hiệu quả, đảm bảo Công ty mở rộng quy mô kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được tự chủ tài chính cũng như kiểm soát được tương đối tốt các khoản nợ.
1. Nhân tố khách quan:
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua số liệu phân tích ở trên, thuế và các khoản thu của Nhà nước tăng lên.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng, làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công ty chuyển dịch từ tài sản ngắn hạn sang tài sản
dài hạn cho thấy về việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật của Công ty.
Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường, … các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
2. Nhân tố chủ quan:
Chu kỳ sản suất của doanh nghiệp ngắn:là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chu kỳ của doanh nghiệp ngắn vì doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh để tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Công ty đạt được hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian, về công suất.
Công ty đầu tư vào kỹ thuật sản xuất phức tạp của trình độ trang bị máy móc thiết bị cao doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn cố định.
Sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây truyền công nghệ có giá trị nên việc việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường.
Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty tốt. Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt dẫn đến đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp tốt: ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn lợi nhuận tốt của Công ty.
Tài sản cố định của Công ty là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó mà nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn). Nên đòi hỏi nguồn vốn phải cao.
III. Giải pháp:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề
cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, … doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động …Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .