CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Một phần của tài liệu Tổng hợp bài tập nhóm môn phân tích kết quả kinh doanh (Trang 107)

1. Doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm vì một số nguyên nhân sau:

a. Nguyên nhân khách quan

- Nhu cầu của thị trường đang trong tình trạng bão hòa đối với mặt hàng công ty cung cấp

- Cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mạnh trong ngành và ngoài ngành - Thiếu các chính sách thu hút phát triển ngành từ chính phủ.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của công ty chưa hợp lý.

- Chưa nắm bắt được xu hướng phát triển cơ cấu của các mặt hàng kinh doanh dẫn đến kế hoạch kinh doanh không hợp lý.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ sale còn hạn chế nên không giữ vững được mức doanh thu thậm chí còn giảm so với năm trước.

2. Lợi nhuận

a. Nguyên nhân khách quan

- Nhu cầu thị trường và cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm của công ty giảm dẫn đến giảm doanh thu bán hàng.

- Tỷ giá hối đoái biến động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cả lợi nhuận từ hoạt động tài chính

b. Nguyên nhân chủ quan

- Khả năng dự đoán thị trường để định ra giá cả hợp lý còn yếu kém. - Năng lực đầu tư tài chính của công ty còn hạn chế nên lợi nhuận giảm.

3. Chi phí

a. Nguyên nhân khách quan

- Các hiệp định thương mại được ký kết như Việt Nam-Nhật Bản, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Trung Quốc,… giúp thuế suất, chi phí bán hàng của doanh nghiệp giảm

- Các chính sách tài chính thu hút doanh nghiệp vay vốn như giảm lãi suất làm giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp.

- Nhu cầu về sản phẩm trên thị trường giảm làm giảm giá vốn hàng bán.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực quản lý nguồn nhân lực và các khoản thu chi hợp lý giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Khả năng dự đoán thị trường tài chính tốt như dự đoán xu hướng của tỷ giá hối đoái giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí tài chính.

- Cắt giảm thay đổi các cách thức chiêu thị, khuyến mãi giúp công ty giảm chi phí bán hàng.

- Năng lực trong đàm phán các hợp đồng vận tải chuyên chở hàng hóa giúp công ty có được các hợp đồng chuyên chở phù hợp, tiết kiệm làm giảm chi phí bán hàng. - Trình độ quản lý kho và hàng hóa của nhận viên công ty cao giúp làm giảm chi

phí bán hàng.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊUNHÓM 18: NHÓM 18:

1. CAO NGUYÊN KHANG2. NGUYỄN THANH LIÊM 2. NGUYỄN THANH LIÊM 3. HỒ ĐĂNG TRÁNG

Tài sản

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: Tổng tài sản năm 2014 đạt 89,92 tỷ tăng 2,39 tỷ với năm 2013, bằng 103% so với năm 2013. Tài sản ngắn hạn: giảm 18,6 tỷ; chỉ bằng 74% so với năm 2013.

Tài khoản dài hạn tăng 21 tỷ, bằng 201% so với năm 2013

Cụ thể: + Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 trước có xu hướng giảm, cụ thể là giảm 23%.Cty chỉ đạt 74% so với năm 2013 và mức không đạt tuyệt đối là 18.62 tỷ. Trong đó chủ yếu giảm ở chỉ tiêu tiền và các khoảng tương đương tiền giảm tới 18%, và các khoản thu ngắn hạn cũng giảm 7%. Về chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác có tăng 2%.

Khoản mục tiền năm 2013 đạt 46.42 tỷ còn năm 2014 giảm xuống còn 31.68 tỷ, chỉ đạt 68% so với năm 2013, mức không đạt tuyệt đối so với năm 2013 là 14.74 tỷ.

Các khoản thu ngắn hạn giảm một cách đáng kể, ở năm 2013 là 29 % trong đó năm 2014 là 22%, chỉ đạt 77% so với năm 2014. Khi các khoản phải thu giảm tức là các khoản bị chiếm dụng giảm là 1 điều rất mừng của cty bởi vì cty thu hồi đc vốn bỏ ra và có thể đầu tư dễ dàng hơn và hơn nữa không phải lo lắng vì có quá nhiều các khoản nợ phải thu khó đòi…

Khoản mục hàng tồn kho của cty tăng không đáng kể, chỉ tăng 13,6 triệu. Tình hình cho thấy công không để hàng tồn kho quá nhiều, có thể dễ dàng phân phối cho các đại lý rộng khắp cả nước.

Tỷ trọng của khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng 750% so với năm 2013, cụ thể tăng 1.78 tỷ trong đó chủ yếu tăng Chi phí trả trước ngắn hạn còn khoản Thuế GTGT được khấu trừ thì giảm.

+ Tài sản dài hạn: Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong năm 2014 chiếm 40%, tăng 23% so với năm 2013. Như vậy TSDH tăng vượt mức so với 2013 là tăng 140% và mức đạt tuyệt đối là

21 tỷ. Cụ thể là tài sản cố định hữu hình tăng 21 tỷ, tăng 140% so với năm 2013 (đã tăng 21 tỷ, tăng 140% so với năm 2013 (đã trừ giá trị hao mòn).

Chi phí

Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng chi phí kinh doanh của công ty trong năm 2013 là 8,442,003,893 đồng, năm 2014 là 5,028,938,908 đồng. Theo đó tổng chi phí kinh doanh năm 2014 giảm 3,413,064,985 đồng so với năm 2013. Trong đó: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 là 5,931,822,269 đồng chiếm tỷ trọng 69.08%

trong tổng chi phí kinh doanh, năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,327,112,752 đồng tương ứng xuống còn 3,504,70,517 tuy nhiên vẫn chiếm 69.69% trong tổng chi phí kinh doanh.

Chi phí bán hàng năm giảm từ 1,675,395,315 đồng (chiếm tỷ trọng 19.85%) trong năm 2013 xuống còn 472,797,442 đồng (chiếm tỷ trọng 9.40%) trong năm 2014 với mức giảm là 1,202,597,873 đồng.

Chi phí tài chính năm 2014 giảm so với 2013 là 127,907,697 đồng. Tương ứng, năm 2013 là 467,681,653 đồng, chiếm tỷ trọng 5.54% trong tổng chi phí kinh doanh. Và năm 2014 là 339,776,956, chiếm tỷ trọng 6.67% trong tổng chi phí kinh doanh.

Các khoản mục chi phí trên trong năm 2014 đều giảm so với 2013. Tuy nhiên chi phí khác lại tăng, cụ thể: năm 2013 chi phí khác là 467,104,656 chiếm tỷ trọng 5.53% trong tổng chi phí nhưng trong năm 2014 chi phí này tăng thêm 244,553,337 đồng thành 711,657,993 đồng với tỷ trọng 14.15% trong tổng chi phí kinh doanh của công ty. Nhìn chung, tổng chi phí kinh doanh của công ty năm 2014 giảm nhiều so với 2013 thông thường sẽ

là tốt. Tuy nhiên, trong năm 2014 không chỉ chi phí của công ty giảm mà doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm khá nhiều so với năm 2013. Vì vậy có thể thấy rằng năm 2014 công ty hoạt động ít hơn, bán hàng ít hơn và giảm hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không đủ cơ sở để kết luận công ty có giảm quy mô hay không. Bên cạnh đó, việc các khoản mục chi phí đều giảm mà chi phí khác lại tăng có thể là do việc hoạt

công ty đầu tư thêm cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng sản phẩm, thể hiện ở việc tài sản cố định hữu hình tăng từ 15,041,880,000 đồng trong năm 2013 lên 36,057,550,000 đồng trong năm 2014 dẫn đến việc phát sinh chi phí khác, làm cho chi phí khác trong năm 2014 tăng khá nhiều so với năm 2013.

Chi phí lãi vay của công ty không có chứng tỏ công ty có khả năng vốn mạnh, nguồn vốn chủ sở hữu lớn.

Phân tích các nhân tố tác động đến tổng chi phí kinh doanh của công ty: a) Nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu Tổng hợp bài tập nhóm môn phân tích kết quả kinh doanh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w