Một số giải pháp gợi ý cho quan hệ thƣơng mại Việt Nam –Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 80)

Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cần kết hợp tiềm năng lớn của Việt Nam về con ngƣời, tài nguyên với ƣu thế vƣợt trội của Nhật Bản về vốn, thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp tác, nhất là về công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Hai bên cũng cần tiếp

72

tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tận dụng điều kiện thuận lợi là Nhật Bản có trình độ giáo dục cao, môi trƣờng học tập nghiên cứu ƣu việt và Việt Nam có dân số trẻ, lực lƣợng lao động dồi dào, nhu cầu đào tạo tay nghề cao và sau đại học rất lớn. Trong quan hệ giữa hai nƣớc cũng có một số vụ việc gây ảnh hƣởng xấu, nhƣng trên nền tảng hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã cùng nhau giải quyết ổn thỏa những vấn đề nảy sinh. Sau đây là một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật từ phía nhà nƣớc Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.2.1. Giải pháp chung từ phía nhà nước

 Cải tiến hệ thống chính sách thuế khóa và thuế quan phù hợp với tự do hóa thƣơng mại thế giới: Nhanh chóng thực hiện các chƣơng trình về thuế quan trong chƣơng trình của khối ASEAN để có thể sớm hòa nhập vào thị trƣờng khu vực và có thể tham gia và có thể tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này sẽ tạo cho chúng ta cơ hội tham gia vào quá trình hoạt động thƣơng mại với Nhật Bản. Thông qua việc cung cấp các nguyên- nhiên liệu đầu vào cho mạng lƣới các công ty Nhật Bản, đã và đang đƣợc hình thành trên khu vực châu Á sẽ tăng thêm về mặt số lƣợng và hiệu quả kinh tế đối với hàng hóa của ta.

 Song song với chƣơng trình cắt giảm thuế quan, chúng ta cũng nên mạnh dạn áp dụng các mức thuế ƣu đãi đối vơi thu nhập của các doanh nghiệp trong nƣớc tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu nhập cao hơn. Để tăng nhanh khối lƣợng hàng hóa qua chế biến, cách tốt nhất là chính phủ nên đƣa ra các chính sách tích cực, khuyến khích sự tham gia của các hãng Nhật Bản trong quá trình sản xuất, chế biến hàng háo xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là chìa khóa để Việt Nam nâng cao chất lƣợng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản và thị trƣờng các nƣớc khác.

73

 Ngoài ra, Việt Nam cũng phải có những biện pháp hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lý để quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Nhật Bản phát triển thực sự với tiềm năng và nhu cầu của hai nƣớc. Nhất là về phía Việt Nam, chúng ta phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống hoạt động ngoại thƣơng, không chỉ dừng lại trong việc nâng cao chất lƣợng của cơ sở hạ tầng mà ở ngay cả các chính sách thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ công nhân viên… Hiện tại, để giảm bớt sự trả giá, ngay từ bây giờ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sẽ phát triển theo hƣớng là: làm giảm và tiến tới loại bỏ các nguyên, nhiên liệu thô, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu của những mặt hàng đã qua chế biến. Cơ cấu nhập khẩu cũng phải chuyển dịch theo hƣớng ƣu tiên nhập khẩu những máy móc công nghệ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nƣớc. Có nghĩa là các công nghệ hiện đại sẽ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị nhập khẩu của Việt Nam, bởi vì Nhật Bản là một nƣớc có tiềm lực khoa học công nghệ rất phát triển so với các quốc gia khác trên thế giới. Các mặt hàng tiêu dùng, nếu không phải là thiết yếu thì sẽ không nhập khẩu hoặc chỉ nhập khẩu với tỷ trọng không đáng kể, ƣu tiên dành mọi nguồn lực cho nhập khẩu máy móc, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

 Tình trạng yếu kém trong khả năng tài chính của các công ty Việt Nam, nhất là các công ty nhà nƣớc, khiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản giảm sút. Do vậy, chính phủ cũng cần có những chính sách và biện pháp tích cực để giải quyết triệt để những khoản nợ mà các công ty Việt Nam đang mắc phải( chủ yếu là nợ khó đòi). Cho phép các công ty mua lại dƣới hình thức trả chậm. Chính phủ Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nƣớc kể cả những doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Có thể cho giải thể những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong các lĩnh vực ít phục

74

vụ cho nền kinh tế quốc dân. Đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc và nâng cao hơn nữa vai trò của thị trƣờng chứng khoán trong đời sống kinh tế quốc gia, đồng thời khuyến khích phát triển đa dạng hóa kinh tế tƣ bản tƣ nhân rộng rãi trong ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, đa dạng hóa cả những thành phần kinh tế ngoài 6 thành phần kinh tế chính.

 Mặt khác, chính phủ cũng cần có biện pháp nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc hơn về cách thức làm ăn của ngƣời Nhật, để điều chỉnh lại chính sách của mình cho phù hợp hơn để tăng cƣờng hiểu biết hơn nữa về thị trƣờng đối tác của mình. Hiện nay, Việt Nam đã thành lập các trung tâm tƣ vấn chuyên về Nhật Bản thuộc Bộ thƣơng mại nhằm giảm bớt những thua thiệt không đáng có của các công ty Việt Nam khi kí hợp đồng gia công, liên doanh… với các công ty Nhật Bản.

 Tích cực triển khai và đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung của các chính sách hỗ trợ - xúc tiến thƣơng mại quốc tế Việt – Nhật. Bộ công thƣơng, Cục Xúc tiến Thƣơng mại Việt Nam (VIETADE) và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đại sứ quán, tham tán thƣơng mại Việt Nam tại Nhật Bản cần tích cực và chủ động hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản (JETRO) trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng hai nƣớc, là cầu nối cho các doanh nghiệp của hai nƣớc thông qua các hình thức nhƣ công bố thông tin trên website, phát hành ấn phẩm số liệu hàng năm, chỉ dẫn luật pháp, hỗ trơ nghiên cứu thị trƣờng. Đặc biệt rất nên tổ chức các hội thảo, diễn đàn kinh tế song phƣơng, hội chợ triển lãm thƣơng mại (nhƣ EXPO)… tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc quảng bá đƣợc hàng hóa của mình, gặp gỡ nhiều đối tác tiềm năng mới và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

75

 Việt Nam cần xây dựng các chƣơng trình đào tạo thực hành theo yêu cầu của các nhóm ngành, nâng cao năng lực của các trƣờng đào tạo nghề, có chƣơng trình đào tạo công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tế, chú trọng vấn đề thực hành. Đặc biệt, một biện pháp có tính khả thi cao từ phía doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất là thành lập các cơ sở đào tạo của mình tại Việt Nam.

 Để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ trƣớc hết đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có khuôn khổ chính sách phù hợp và sự hỗ trợ đúng mức từ các đối tác Nhật Bản. Muốn làm đƣợc điều đó, trƣớc hết chúng ta cần phải dựa vào “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”. Nhƣng điều quan trọng hơn là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân trong phát triển những công nghệ mới phù hợp với nhu cầu về sản phẩm phụ trợ do đầu tƣ mới đặt ra. Trƣớc mắt, cần rà soát lại các doanh nghiệp nhà nƣớc để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lƣợng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng c- ƣờng hỗ trợ về vốn, công nghệ để tiềm năng trở thành hiện thực. Chính phủ cần phải có chế độ khuyến khích thỏa đáng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công việc sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đạt hiệu quả và chất lƣợng tốt.

3.2.2. Những giải pháp công nghiệp ở địa phương để thu hút công nghiệp hỗ trợ từ Nhật Bản

 Đây là vấn đề cốt lõi xây dựng định hƣớng thu hút đầu tƣ của địa phƣơng. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, phân tích các lợi thế so sánh của địa phƣơng để xác định có thu hút phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh hay không? Khi đã xác

76

định nhu cầu cần thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ, nên rà soát lại quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Từ đó căn cứ vào yêu cầu của các nhà đầu tƣ Nhật Bản để xác định bố trí quy hoạch khu công nghiệp dành riêng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Vị trí quy hoạch cần thỏa mãn nhu cầu xây dựng khu công nghiệp kết hợp với đô thị mới.Chuẩn bị các điều kiện về môi trƣờng pháp lý và nhân lực.

 Cần nghiên cứu các chính sách khuyến khích, ƣu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhà nƣớc, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện của địa phƣơng, xây dựng các chính sách khuyến khích ƣu đãi riêng của địa phƣơng nhƣng không trái với quy định của pháp luật.

 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh cơ chế “một cửa tại chỗ”, nên có dịch vụ một cửa bằng tiếng Nhật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ khi tiến hành các thủ tục hành chính trong đầu tƣ, nhất là nhà đầu tƣ công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản. Chú trọng đào tạo các nghề lao động kỹ thuật liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ (cơ khí, điện, điện tử, hàn, cắt gọt kim loại, công nghệ thông tin…) để đạt đƣợc trình độ các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu. Đặc biệt đào tạo ngoại ngữ tiếng Nhật và văn hóa, tác phong kỷ luật lao động của ngƣời Nhật

 Chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng cơ sở. Trên cơ sở quy hoạch khu công nghiệp dành riêng cho công nghiệp hỗ trợ, bố trí nguồn lực và tiến hành đầu tƣ các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu ngoài hàng rào. Đồng thời kêu gọi thu hút các nhà đầu tƣ kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp-đô thị đồng bộ. Nhƣ trên đã đề cập, đây là điều kiện cần thiết tuyệt đối để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản. Việc xây dựng loại khu công

77

nghiệp-đô thị này nên kêu gọi các nhà đầu tƣ hạ tầng từ Nhật Bản góp vốn và nên thuê các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp từ Nhật Bản.

 Tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ và đối ngoại nhân dân. Khi đã chuẩn bị cơ bản các điều kiện, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp xúc tiến đầu tƣ tại thị trƣờng Nhật Bản. Có thể phải mở văn phòng giao dịch tại Nhật Bản để cung cấp thông tin đầu tƣ và giải quyết ngay các thủ tục đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản. Tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức xúc tiến đầu tƣ của Nhật Bản nhƣ JICA, JETRO…, các “cần ăng ten thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài” – tham tán kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ nằm tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để quảng bá hình ảnh của tỉnh. Tăng cƣờng công tác đối ngoại nhân dân nhằm nâng cao tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong tỉnh với các tổ chức và nhân dân Nhật Bản. Thông qua đối ngoại nhân dân để các nhà đầu tƣ Nhật Bản cảm thấy tin tƣởng, gần gũi, gắn bó và yên tâm khi đầu tƣ tại địa phƣơng.

3.2.3. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp

Xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thƣơng Việt Nam theo hƣớng năng động phù hợp với thông lệ quốc tế, thị trƣờng Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.

 Sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lƣợng. Càng ngày các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thƣơng mại tinh vi, phổ biến nhất là các rào cản kỹ thuật. Trƣớc tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu về chất lƣợng, tiêu chuẩn về

78

quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất lƣợng cũng chính là một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực đƣa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trƣờng, có thể nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản . Nhƣ thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thƣơng mại quốc tế Việt – Nhật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Để có thể trở thành các nhà cung cấp linh, phụ kiện cho các hãng nƣớc ngoài, cần chú trọng tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch khi cộng tác với các đối tác nƣớc ngoài: Đảm bảo giao hàng đúng hạn; chất lƣợng sản phẩm luôn ổn định; và giá cả luôn cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp FDI, tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác là chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng đƣợc đủ các điều kiện về chất lƣợng, thời gian giao hàng thì mới đƣợc chọn.Các linh kiện chỉ đạt từ 80- 90% chất lƣợng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không đƣợc chấp nhận.Điều này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, đặt ra yêu cầu cho các công ty này phải tự trau dồi để nâng cao năng lực, cải tiến chất lƣợng. Một số nhà cung cấp trong nƣớc hiện là đối tác của các công ty liên doanh, công ty vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tƣ thiết bị, nhà xƣởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO…

 Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu là

tất cả các hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đƣa hàng hóa xuất khẩu ra thị trƣờng bên ngoài. Bao gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trƣờng VH-XH), phát triển sản phẩm và đƣa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trƣờng mục tiêu và cuối cùng là thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trƣờng đó thông qua các kênh phân phối, quảng cáo, tiếp thị.

79

Tìm hiểu về đối phƣơng là yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi muốn làm ăn với bất kì một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trƣờng luôn biến động và các xu hƣớng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trƣờng Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát thị trƣờng định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo sát diễn biến sƣ kiên này và phân tích đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tận dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lƣợng tốt sang Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 80)