Triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam –Nhật Bản cho đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 73)

2020

3.1.1. Dự báo về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm khác xa nhau, định hƣớng phát triển rất khác nhau song cùng ở trong một không gian chiến lƣợc chung tại Đông Á, hai nƣớc đã không ngừng củng cố và phát triển quan hệ, cùng hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong Tuyên bố chung về chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trƣơng Tấn Sang mới đƣợc hai bên công bố, thể hiện quan điểm gần gũi của hai nƣớc về các vấn đề hợp tác song phƣơng và an ninh khu vực.

Cả hai nƣớc đều có mối quan tâm chung tới việc giải quyết các vấn đề trên biển Hoa Đông và Biển Đông, bảo đảm an ninh và tự do hàng hải. Hai bên đã chia sẻ quan điểm về Luật biển quốc tế UNCLOS năm 1982, thể hiện quan điểm về sự cần thiết của việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trên tinh thần công khai, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Do đó, hợp tác giữa cƣờng quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới là Nhật Bản với một đất nƣớc 90 triệu dân của Việt Nam là hết sức quan trọng và ngày càng thành công trong việc củng cố hòa bình, an ninh và ổn định tại Đông Á.

Trong Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 31/10/2011, hai nƣớc đã đặt mục tiêu mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thƣơng mại song phƣơng vào năm 2020, phát triển tích cực và toàn diện

65

các mối quan hệ đầu tƣ, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đối ngoại, an ninh quốc phòng.

Thƣơng mại hai chiều Việt – Nhật đạt 21 tỷ USD trong năm 2011. Năm 2012, 2013 đạt con số trên dƣới 25 tỷ USD. Hàng hóa của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2/2014 tăng trên 24% so với tháng đầu năm và cũng tăng 25,48% so với cùng tháng năm 2013, đạt 961,27 triệu USD; đƣa kim ngạch nhập khẩu cả 2 tháng từ thị trƣờng này lên 1,72 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2013. Nhật Bản cung cấp rất nhiều chủng loại hàng hóa cho Việt Nam; trong đó máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản 2 tháng đầu năm chiếm 30,88% trong tổng kim ngạch, đạt 530,9 triệu USD, tăng 34,67% so với cùng kỳ năm trƣớc; trong đó riêng tháng 2 kim ngạch đạt 27,56 triệu USD, tăng nhẹ 0,01% so với T1/2014 và tăng 41,41% so với T2/2013. Nhóm hàng sắt thép đứng thứ 2 về kim ngạch nhập khẩu từ Nhật, tháng 2 nhập khẩu trị giá 144,61 triệu USD; đƣa kim ngạch 2 tháng lên 228,33 triệu USD, chiếm 13,28%, giảm 19,31% so cùng kỳ. Tiếp đến máy vi tính, điện tử chiếm 11,71%, đạt 201,28 triệu USD trong 2 tháng, giảm 18,4% so cùng kỳ. Trong số 38 nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, có 16 nhóm hàng sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 18 nhóm hàng tăng kim ngạch; trong đó đáng chú ý là một số nhóm hàng tuy kim ngạch không cao nhƣng so với cùng kỳ lại tăng mạnh trên 100% nhƣ:Thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 197,82%, đạt 1,29 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 100,35%, đạt 1,47 triệu USD). Bên cạnh đó, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Nhật Bản cũng tăng mạnh 59,22% so cùng kỳ, đạt 18,54 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam lại giảm mạnh nhập khẩu xe máy, mặt hàng sữa và phế liệu sắt thép từ thị trƣờng Nhật; trong đó nhập khẩu xe máy giảm 88,66%, chỉ đạt 0,17 triệu USD; sữa giảm 60,66%, đạt 0,09 triệu USD; phế liệu sắt thép giảm 77,32%, đạt 3,93 triệu USD.

66

Để đạt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thƣơng mại hai chiều vào năm 2020, tức là đạt trên 40 tỷ USD, tôi cho rằng riêng với tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại hai chiều hiện nay, thì mục tiêu là hoàn toàn khả thi, vì còn bảy năm nữa để chúng ta phấn đấu. Quan hệ hợp tác của hai nƣớc hiện nay tốt, môi trƣờng thuận lợi, chắc chắn thƣơng mại sẽ phát triển mạnh. Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế EPA đang phát huy tác dụng, Quan hệ ASEAN-Nhật Bản đang đƣợc tăng cƣờng… tạo thêm những thuận lợi cho quan hệ thƣơng mại hai bên. Khẳng định phát triển quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt-Nhật đòi hỏi không chỉ nỗ lực của chính phủ hai nƣớc mà cả sự ủng hộ và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nƣớc, Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến tin cậy, mở rộng hơn nữa kinh doanh và đầu tƣ dài hạn tại Việt Nam, sớm đƣa kim ngạch thƣơng mại đạt mức 50 tỷ USD và hơn nữa trƣớc năm 2020.

Trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản hiện nay, Đông Nam Á, ASEAN chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, bên cạnh các cặp quan hệ có ý nghĩa lớn đối với Nhật Bản nhƣ quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, EU… Đáng chú ý là, Thủ tƣớng Abe đã đến thăm tất cả 10 nƣớc ASEAN trong vòng một năm – năm 2013, và đó cũng là lần đầu tiên Nhật Bản làm điều này. Mặt khác, Việt Nam cũng rất coi trọng quan hệ hợp tác toàn diện với Nhật Bản trên tinh thần Đối tác chiến lƣợc và tin cậy lẫn nhau. Trong điều kiện ở cả hai nƣớc có nhiều tiềm năng lớn cho hợp tác cùng có lợi và trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, nguyện vọng và quyết tâm hợp tác của hai bên gặp nhau sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nƣớc cũng nhƣ mang lại ý nghĩa quan trọng của mối quan hệ này trong chính sách đối ngoại của cả hai nƣớc.

Đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)

67

Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) là một đàm phán thƣơng mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thƣơng mại tự do chung cho các nƣớc đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Cho đến nay, đã có 12 nƣớc tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản)

Lần đầu tiên Việt Nam tiến hành đồng thời các đàm phán về khu vực thƣơng mại tự do với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, tạo các nền tảng lợi ích cho quan hệ đối tác bình đẳng, dài hạn, mang tính xây dựng và cùng có lợi. Cũng nhƣ Nhật Bản, Việt Nam hết sức coi trọng tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng - một trong những liên kết kinh tế tiềm năng của khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nƣớc trong đàm phán TPP, bởi Việt Nam là quốc gia có thị trƣờng đáng kể, có thể đem lại giá trị gia tăng tƣơng đối lớn cho các nƣớc tham gia đàm phán trong đó có Nhật Bản. Việc Việt Nam vào TPP mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Việt Nam chƣa có nhiều cam kết, ví dụ nhƣ dịch vụ và đầu tƣ. Đối với Việt Nam, việc tham gia vào TPP có thể đem lại một số tác động tích cực nhƣ sau:

- Đầu tiên, TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng đƣợc quan hệ thƣơng mại

với các khu vực thị trƣờng trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trƣờng nhất định. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thƣờng xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới trên 75%. Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam là việc khó tránh. Tuy nhiên, tỷ trọng trên là quá lớn, có thể tiềm ẩn

68

rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi. Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trƣờng trọng điểm nhƣ Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.

- Thứ hai, quan hệ thƣơng mại tự do với Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho thƣơng mại của hai nƣớc. Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu đƣợc hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trƣớc cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trƣờng các nƣớc TPP, trong đó có thị trƣờng Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác nhƣ thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.

- TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hƣớng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trƣởng. Ngoài ra, do TPP hƣớng tới môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng cải cách hành chính.

Cùng với triển vọng hoàn tất 14 Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) giai đoạn từ năm 2015-2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lƣới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Đây là những nền tảng căn bản để Việt Nam liên kết khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế trên tầm cao mới và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3.1.2. Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

“Xu hƣớng hội nhập, liên kết khu vực và quốc tế gia tăng đã và đang đem lại nhiều lợi thế cho các quốc gia tham gia vào quá trình này, trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản. Song cũng chính sự tiến triển của quá trình này, trong bối

69

cảnh các nền kinh tế không có cùng trình độ phát triển, rất có thể chúng sẽ gây tác động ngƣợc, và sẽ ảnh hƣởng tới quan hệ kinh tế và thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản. Có thể kể một số tiêu cực do quá trình này gây ra: Trƣớc hết, để tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nƣớc ta phải giảm dần thuế quan và tiến tới rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, điều này sẽ làm cho hàng hoá và dịch vụ nƣớc ngoài ồ ạt đổ vào thị trƣờng nội địa, cạnh tranh “bóp chết” các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Thứ hai, do hội nhập kinh tế quốc tế mà mọi chấn động tiêu cực trong hệ thống kinh tế toàn cầu (tiền tệ, tài chính, giá cả nguyên nhiên liệu…) cũng có thể ảnh hƣởng đến nƣớc ta. Ngoài ra, phải kể đến khá nhiều tác động tiêu cực khác, song những tác động tiêu cực này có thể lớn hay nhỏ, điều đó còn tuỳ thuộc vào các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta.” 10, tr.302 Nếu chúng ta có các chính sách hội nhập đúng đắn và thích hợp thì ảnh hƣởng của những mặt tiêu cực sẽ bị hạn chế. Điều này, đòi hỏi ta phải nghiên cứu một cách toàn diện, triệt để những cơ hội và thách thức mà vấn đề toàn cầu hoá đặt ra để định ra đƣờng lối đúng đắn và hoạch định chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc trong thời gian tới. Các chính sách này sẽ tác động tới quan hệ tới quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản nói riêng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Mặc dù, con đƣờng phát triển phía trƣớc còn nhiều cơ hội đang rộng mở, nhƣng nƣớc ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức vá khó khăn chồng chất.

- Một là, trƣớc hết, về cơ bản Việt Nam vẫn còn là một nƣớc nông nghiệp, cơ sở vật chất và trình độ công nghệ còn thấp xa với các nƣớc trong khu vực. Do vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cầu kinh tế chuyển biến chậm, hƣớng đầu tƣ chƣa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

70

- Hai là, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế còn chƣa ổn định vững chắc; tỷ lệ tiết kiệm, đầu tƣ còn thấp do thu nhập bình quân của ngƣời dân chƣa cao.

- Ba là, hệ thống luật pháp về kinh tế còn đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, một số văn bản ban hành chậm và thiếu nhất quán đã gây cản trở quá trình thực hiện, chƣa tạo ra động lực mới để vƣợt qua khó khăn, thúc đẩykinh tế phát triển. Cải cách hành chính tiến hành chậm và thiếu kiên quyết nên bộ máy hành chính hoạt động chƣa hiệu quả, hiệu lực thấp. một bộ phận công chức còn yếu về năng lực, phẩm chất…(nên hoạt động theo kiểu làm công ăn lƣơng).

- Bốn là, nền kinh tế nƣớc ta có thể nói là kinh tế thị trƣờng nhƣng chƣa phát triển; hệ thống thị trƣờng chƣa hoàn thiện; chẳng hạn nhƣ thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng lao động, thị trƣờng chứng khoán, bảo hiểm… do đó, không thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ cũng nhƣ làm méo mó sự phân bổ các nguồn lực. Ngoài ra, hệ thống tín dụng ngân hàng ở nƣớc ta còn nhiều yếu kém, chƣa đƣợc hiện đại hoá cao, gây mất thời gian, tăng chi phí và giảm sự năng động của các doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ là việc đặt máy rút tiền tự động cũng chỉ đặt trong những ngân hàng lớn, ở những thành phố lớn và xa nơi công cộng làm cho việc rút tiền chậm chạp….

- Thứ năm, đó là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nƣớc. Mặc dù các doanh nghiệp này đƣợc hƣởng sự đầu tƣ, ƣu đãi của nhà nƣớc và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhƣng nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc đều nằm sâu trong tình trạng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả. Hiện nay, Nhà nƣớc đã thực hiện quá trình sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhƣng tiến trình cải cách còn chậm, mới chỉ cổ phần hoá đƣợc một số các doanh nghiệp nhà nƣớc, dù quá trình cổ phần hoá diễn ra đã khá lâu. Đây là một cách thức lớn

71

đối với nƣớc ta trong quá trình hội nhập thế giới và phát triển quan hệ kinh tế với các nƣớc, trong đó có Nhật Bản.

- Sáu là, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, việc phát triển quá nhanh các khu công nghiệp trong định hƣớng phát triển của Chính phủ Việt Nam đã làm cho không ít các doanh nghiệp Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động. Điều này dẫn đến việc họ khó có thể sử dụng, tuyển dụng nguồn nhân lực địa phƣơng, không tìm đƣợc lao động đã qua đào tạo, kỹ sƣ lành nghề.

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, những khó khăn của nền kinh tế hiện đại cùng với sự gia tăng mạnh mẽ cạnh tranh quốc tế càng làm bộc lộ rõ những yếu kém của và làm chậm lại nhịp phát triển tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nƣớc phát triển nếu không duy trì đƣợc mức tăng trƣởng trên 9 %. Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần xác định rõ lộ trình các bƣớc đi, đặt ra từng kế hoạch 5 năm có sự cam kết của các tổ chức, doanh nghiệp; cụ thể hoá kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là phƣơng hƣớng, biện pháp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bố trí đào tạo cán bộ có đủ năng lực kiến thức, tinh thần làm việc theo kiểu công nghiệp để thực hiện thành

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)