Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam –Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 77)

“Xu hƣớng hội nhập, liên kết khu vực và quốc tế gia tăng đã và đang đem lại nhiều lợi thế cho các quốc gia tham gia vào quá trình này, trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản. Song cũng chính sự tiến triển của quá trình này, trong bối

69

cảnh các nền kinh tế không có cùng trình độ phát triển, rất có thể chúng sẽ gây tác động ngƣợc, và sẽ ảnh hƣởng tới quan hệ kinh tế và thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản. Có thể kể một số tiêu cực do quá trình này gây ra: Trƣớc hết, để tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nƣớc ta phải giảm dần thuế quan và tiến tới rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, điều này sẽ làm cho hàng hoá và dịch vụ nƣớc ngoài ồ ạt đổ vào thị trƣờng nội địa, cạnh tranh “bóp chết” các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Thứ hai, do hội nhập kinh tế quốc tế mà mọi chấn động tiêu cực trong hệ thống kinh tế toàn cầu (tiền tệ, tài chính, giá cả nguyên nhiên liệu…) cũng có thể ảnh hƣởng đến nƣớc ta. Ngoài ra, phải kể đến khá nhiều tác động tiêu cực khác, song những tác động tiêu cực này có thể lớn hay nhỏ, điều đó còn tuỳ thuộc vào các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta.” 10, tr.302 Nếu chúng ta có các chính sách hội nhập đúng đắn và thích hợp thì ảnh hƣởng của những mặt tiêu cực sẽ bị hạn chế. Điều này, đòi hỏi ta phải nghiên cứu một cách toàn diện, triệt để những cơ hội và thách thức mà vấn đề toàn cầu hoá đặt ra để định ra đƣờng lối đúng đắn và hoạch định chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc trong thời gian tới. Các chính sách này sẽ tác động tới quan hệ tới quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản nói riêng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Mặc dù, con đƣờng phát triển phía trƣớc còn nhiều cơ hội đang rộng mở, nhƣng nƣớc ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức vá khó khăn chồng chất.

- Một là, trƣớc hết, về cơ bản Việt Nam vẫn còn là một nƣớc nông nghiệp, cơ sở vật chất và trình độ công nghệ còn thấp xa với các nƣớc trong khu vực. Do vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cầu kinh tế chuyển biến chậm, hƣớng đầu tƣ chƣa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

70

- Hai là, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế còn chƣa ổn định vững chắc; tỷ lệ tiết kiệm, đầu tƣ còn thấp do thu nhập bình quân của ngƣời dân chƣa cao.

- Ba là, hệ thống luật pháp về kinh tế còn đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, một số văn bản ban hành chậm và thiếu nhất quán đã gây cản trở quá trình thực hiện, chƣa tạo ra động lực mới để vƣợt qua khó khăn, thúc đẩykinh tế phát triển. Cải cách hành chính tiến hành chậm và thiếu kiên quyết nên bộ máy hành chính hoạt động chƣa hiệu quả, hiệu lực thấp. một bộ phận công chức còn yếu về năng lực, phẩm chất…(nên hoạt động theo kiểu làm công ăn lƣơng).

- Bốn là, nền kinh tế nƣớc ta có thể nói là kinh tế thị trƣờng nhƣng chƣa phát triển; hệ thống thị trƣờng chƣa hoàn thiện; chẳng hạn nhƣ thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng lao động, thị trƣờng chứng khoán, bảo hiểm… do đó, không thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ cũng nhƣ làm méo mó sự phân bổ các nguồn lực. Ngoài ra, hệ thống tín dụng ngân hàng ở nƣớc ta còn nhiều yếu kém, chƣa đƣợc hiện đại hoá cao, gây mất thời gian, tăng chi phí và giảm sự năng động của các doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ là việc đặt máy rút tiền tự động cũng chỉ đặt trong những ngân hàng lớn, ở những thành phố lớn và xa nơi công cộng làm cho việc rút tiền chậm chạp….

- Thứ năm, đó là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nƣớc. Mặc dù các doanh nghiệp này đƣợc hƣởng sự đầu tƣ, ƣu đãi của nhà nƣớc và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhƣng nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc đều nằm sâu trong tình trạng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả. Hiện nay, Nhà nƣớc đã thực hiện quá trình sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhƣng tiến trình cải cách còn chậm, mới chỉ cổ phần hoá đƣợc một số các doanh nghiệp nhà nƣớc, dù quá trình cổ phần hoá diễn ra đã khá lâu. Đây là một cách thức lớn

71

đối với nƣớc ta trong quá trình hội nhập thế giới và phát triển quan hệ kinh tế với các nƣớc, trong đó có Nhật Bản.

- Sáu là, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, việc phát triển quá nhanh các khu công nghiệp trong định hƣớng phát triển của Chính phủ Việt Nam đã làm cho không ít các doanh nghiệp Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động. Điều này dẫn đến việc họ khó có thể sử dụng, tuyển dụng nguồn nhân lực địa phƣơng, không tìm đƣợc lao động đã qua đào tạo, kỹ sƣ lành nghề.

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, những khó khăn của nền kinh tế hiện đại cùng với sự gia tăng mạnh mẽ cạnh tranh quốc tế càng làm bộc lộ rõ những yếu kém của và làm chậm lại nhịp phát triển tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nƣớc phát triển nếu không duy trì đƣợc mức tăng trƣởng trên 9 %. Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần xác định rõ lộ trình các bƣớc đi, đặt ra từng kế hoạch 5 năm có sự cam kết của các tổ chức, doanh nghiệp; cụ thể hoá kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là phƣơng hƣớng, biện pháp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bố trí đào tạo cán bộ có đủ năng lực kiến thức, tinh thần làm việc theo kiểu công nghiệp để thực hiện thành công quá trình hội nhập. những cam kết Nhà nƣớc ta phải thực hiện đối với từng tổ chức tạo điều kiện làm việc, kinh doanh ƣu đãi, thời gian thực hiện để từ đó mỗi doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh sao cho có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)