ASEAN –Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 37)

29

Hợp tác ASEAN – Nhật Bản có nhiều chuyển biến tích cực với sự ra đời của ASEAN + 3. Tuy nhiên, cho tới trƣớc năm 2002, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã không có bƣớc phát triển đột phá nào. Hợp tác giữa hai bên vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế và hợp tác phát triển. Tình hình này đã thay đổi từ cuối năm 2002, khi tháng 11 – 2002, hai bên ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP). Thực hiện tuyên bố chung trên, tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN – Nhật Bản họp ngày 8 tháng 10 năm 2003, hai bên ký “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản”.

Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai bên, ngày 12 tháng 12 năm 2003 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN – Nhật Bản, hai bên ký “Tuyên bố Tôkiô về Quan hệ đối tác năng động và bền vững trong thế kỷ XXI”. Tuyên bố nêu rõ, hai bên chủ trƣơng thúc đẩy hợp tác không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà còn hợp tác trong lĩnh vực chính trị - an ninh, không chỉ hợp tác song phƣơng giữa hai bên, mà còn hợp tác trong các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là hợp tác Đông Á. Đến Tháng 11/2007/ hai bên ra tuyên bố chung về hoàn tất đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Xu hƣớng tăng cƣờng hợp tác trong khu vực Đông Á đang nổi lên. Xu hƣớng này đang phản ánh trong nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣng rõ rệt nhất là trong lĩnh vực kinh tế. kinh tế đang trở thành lĩnh vực quyết định sự thành bại của toàn bộ tiến trình hợp tác ASEAN+3 nói chung. ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phƣơng mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ cuối những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc

30

gia, các cấp bộ trƣởng; và Hội nghị thƣợng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 20051.

ASEAN +3 đƣợc triển khai qua 2 kênh: Kênh 1 là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. Kênh 2 thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lƣợc, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Nhiệm vụ của kênh này là tƣ vấn cho Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của hợp tác ASEAN + 3. Các thể chế chính trong kênh này bao gồm: Nhóm Tầm nhìn Đông Á, Nhóm nghiên cứu Đông Á, Diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á... Thông qua các thể thể hợp tác này, quan hệ hợp tác đa phƣơng giữa các nƣớc Đông Á đã phát triển nhanh chóng và toàn diện.

1.2.3.2. Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)

ASEAN và Nhật Bản bắt đầu khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) vào năm 2003 và kết thúc đàm phán vào 2008. Hiệp định AJCEP là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và hợp tác kinh tế nhƣ đã cam kết trong bản Thỏa thuận Khung về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản ký kết năm 2003. Ngày 01/4/2008, Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng Việt Nam đã thay mặt Chính phủ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản trƣớc sự chứng kiến của Đại Sứ Nhật Bản và đại diện sứ quán của các nƣớc ASEAN tại Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành hữu quan. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Nhật

31

Bản và một số nƣớc ASEAN (trong đó có Việt Nam) vào ngày 01 tháng 12 năm 2008.Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nƣớc ASEAN và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thƣơng mại tự do về hàng hoá.

Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA) song phƣơng nhằm thúc đẩy quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ.

Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nƣớc ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008.

Nội dung

“Theo hiệp định trên, Nhật Bản sẽ xoá bỏ ngay lập tức thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN.6 nƣớc ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về cả giá trị và số mặt hàng trong vòng 10 năm tới.Tiến trình trên đối với 4 nƣớc ASEAN còn lại gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ đƣợc thực hiện chậm hơn.

Tại cuộc gặp cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Thủ tƣớng Nhật Bản Yasuo Fukuda cam kết tăng cƣờng hợp tác với ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hỗ trợ chống dịch cúm gia cầm.

32

Hiệp định mới giữa Nhật Bản với khối ASEAN phải tạo ra các giá trị gia tăng và bổ sung cho các hiệp định song phƣơng. Hiệp định khu vực phải góp phần nâng cao giá trị của các hiệp định song phƣơng và ngƣợc lại, các hiệp định song phƣơng đóng vai trò mở đƣờng để tạo ra một mô hình hiệp định khu vực hiệu quả hơn.

Về khả năng ký kết hiệp định về đầu tƣ, bài toán tƣơng tự cũng đƣợc đặt ra tại tiểu ban về đầu tƣ, với mục tiêu có thể đạt đƣợc thỏa thuận về vấn đề này vào năm 2011. Cho đến nay, Nhật Bản đã có hiệp định đầu tƣ song phƣơng với 9 nƣớc thành viên ASEAN (trừ Mianma).

Ngoài ra, tại Hội nghị hai bên đã thảo luận về chƣơng trình hợp tác trong khuôn khổ AJCEP. ASEAN dự định đƣa ra một số đề xuất hợp tác trong quản lý rừng và xây dựng nhãn mác về môi trƣờng trong các sản phẩm, hàng hóa, lĩnh vực mà Nhật Bản có ƣu thế.” 4

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 37)