Giai đoạn 1973 – 1986

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 47)

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, đại diện hai nƣớc (phía Nhật Bản là ông Yoshihiro Nakayama, Đại sứ Nhật Bản tại Cộng hòa Pháp; phía Việt Nam là ông Võ Văn Sung, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp) đã ký vào Văn kiện thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Mặc dù hai nƣớc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao nhƣng đây chỉ là giai đoạn mở đầu chậm chạp.

“Chỉ từ sau ngày 30/41975, khi đất nƣớc Việt Nam đã thống nhất, quan hệ giữa hai nƣớc mới từ đó đƣợc nâng dần lên. Tháng 10/1975 và tháng 1/1976, Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi Đại sứ quán ở thủ đô của mỗi nƣớc. Chính phủ Nhật Bản đã ký thoả thuận về việc bồi thƣờng chiến tranh cho Việt Nam với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại 13,5 tỷ yên (tƣơng đƣơng 49 triệu USD ). Tiếp theo đó, trong hai năm 1977-1978, Chính phủ hai nƣớc đã ký kết thoả thuận về việc Việt Nam nhận trả nợ cũ của Chính quyền Sài Gòn trƣớc đây 20,8 tỷ yên, Nhật Bản cam kết viện trợ không hoàn lại 16 tỷ yên cho Việt Nam trong 4 năm ( kể từ năm1978 ) và cho Việt Nam vay 20 tỷ yên trong 2 năm 1978-1979. Tính đến hết năm 1978, phía Nhật Bản đã cho Việt Nam vay 10 tỷ yên, viện trợ không hoàn lại 4 tỷ yên” 14, tr.13-14. Trong ba năm liền từ năm 1976 - 1978, quan hệ mậu dịch của hai nƣớc tiếp tục phát triển, với tổng kim ngạch hàng năm tƣơng ứng khoảng 159 triệu USD, 247 triệu USD và 268 triệu USD. Nhƣ vậy, có sự gia tăng quá nhanh về quy mô và giá trị.

39

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản 1973-1986

Đơn vị: Triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1973 7.627 4.429 12.056 1974 30.194 20.394 50.588 1975 26.697 2.973 69.670 1976 39.906 8.795 158.701 1977 71.848 174.669 246.517 1978 50.834 216.820 267.654 1979 48.228 117.734 165.692 1980 48.627 113.090 161.717 1981 37.334 109.449 146.793 1982 36.018 92.339 128.357 1983 37.625 119.221 156.846 1984 51.206 119.221 170.224 1985 65.027 148.036 213.863 1986 82.923 189.187 272.110

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bƣớc sang năm 1979, do nhiều yếu tố phi kinh tế tác động nên mậu dịch song phƣơng của hai nƣớc có sự giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 50 triệu USD, nhiều hợp đồng làm ăn bị hoãn lại. Lý do cơ bản là vì các năm này, Nhật bản không vƣợt ra khỏi áp lực chính trị vì ảnh hƣởng dƣ luận phản đối của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa trên thế giới mà đứng đầu không phải ai khác là Mỹ. Về thực trạng diễn biến quân sự, chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cuộc

40

chiến tranh biên giới phía Bắc, cuộc dẹp bỏ chế độ Pôn-Pốt của Việt Nam ở Campuchia phía Tây Nam, cộng thêm một số vấn đề khác nữa… đã dẫn đến quyết định tối cao của Bộ ngoại giao Nhật Bản ngày 8/1/1987, là sẽ hoãn viện trợ cho Việt Nam cho đến khi nào các vấn đề trên đƣợc giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ đình chỉ mọi cuộc tiếp xúc ngoại giao hoặc tài trợ nhân đạo. Nói cách khác, đồng thời với việc đình chỉ tài trợ kinh tế, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì sự giúp đỡ nhân đạo cho việt Nam trong suốt thời gian từ năm 1979 đến trƣớc khi nối lại tài trợ ODA toàn diện cho Việt Nam năm 1992.

Từ năm 1983 – 1986, quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam – Nhật Bản có xu hƣớng gia tăng. Hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc đẩy mạnh, điều này xuất phát từ nhu cầu kinh tế của cả đôi bên nhƣ: Việt Nam muốn có các sản phẩm hàng hoá công nghiệp cần thiết, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, các thiết bị công nghệ hiện đại, phục vụ cho việc CNH - HĐH đất nƣớc. còn về phía Nhật Bản, họ lại muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, thị trƣờng, lao động… của Việt Nam. Do vậy mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 214 triệu USD vào năm 1985. Trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật Bản những sản phẩm thô có giá trị thấp và nhập từ Nhật những hàng hoá có hàm lƣợng “chất xám” cao.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 ( Luận văn ThS 2014 ) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)