Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi thuế TNDN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 76)

- 66 để Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.

3.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi thuế TNDN ở Việt Nam

Hiện nay, bàn về pháp luật ưu đãi thuế TNDN đang tồn tại hai quan điểm trái chiều nhau, quan điểm thứ nhất cho rằng nên từng bước xóa bỏ ưu đãi thuế TNDN, còn quan điểm thứ hai lại cho rằng nên tiếp tục duy trì và thậm chí là ngày càng mở rộng chế độ ưu đãi thuế này.

Theo ông Fred Burke, luật sư, Giám đốc Điều hành Chi nhánh Việt Nam của Hãng Luật Baker McKenzie thì nhiều người đang nhầm lẫn khi cho rằng, những ưu đãi về thuế là không cần thiết để thu hút đầu tư , theo ông Fred Burke: “Thực tế, kết quả của việc thu hẹp các ưu đãi về thuế là việc mất

đi một số dự án tốt” [22]. Do vậy, không thể nói ưu đãi thuế không có tác

dụng gì với việc thu hút đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Và việc ưu đãi thuế TNDN cần được tiếp tục duy trì và mở rộng nhiều ưu đãi hơn nữa.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước lại có quan điểm trái ngược khi cho rằng cần mạnh dạn xóa bỏ việc miễn thuế TNDN, đồng thời chỉ giữ lại các thuế suất ưu đãi trong một thời gian nhất định. Lý giải cho quan điểm này, một đại diện doanh nghiệp đưa ra những lý do sau:

Một là, chính sách thuế là chính sách kinh tế. Nếu áp đặt vào chính sách kinh tế quan trọng này quá nhiều mục tiêu xã hội tất yếu sẽ làm mất ý nghĩa là một công cụ quản lý của một chính sách kinh tế. Những mục tiêu xã hội cần giải quyết nhằm bảo đảm tính ưu việt của chế độ ta cần được giải quyết thông qua những chính sách khác.

Hai là, miễn thuế, giảm thuế dù ở mức độ khác nhau đều làm ảnh hưởng đến sự công bằng trong cạnh tranh trên thương trường. Đó là điều không nên để xảy ra từ một chính sách kinh tế của nhà nước trong kinh tế thị trường;

- 80 -

Ba là, việc miễn thuế, giảm thuế, vô hình chung tạo ra một tâm lý chạy, xin và làm lu mờ ý thức về nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước của các cơ sở kinh doanh.

Bốn là, việc miễn thuế, giảm thuế tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn, phức tạp hơn cho công tác quản lý thuế. Đó là “mảnh đất màu mỡ” có thể phát sinh các hành vi tiêu cực cả đối với các DN và cán bộ, công chức thuế.

Năm là, miễn thuế, giảm thuế là nhân tố đặc biệt quan trọng làm suy yếu công tác kế toán DN. Thực tiễn cho thấy, với những DN đang trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế, công tác kế toán DN đã không được quan tâm và do đó, tính minh bạch không được bảo đảm [22].

Những phân tích trên cho thấy, nếu tiếp tục duy trì việc miễn thuế, giảm thuế TNDN sẽ là “lợi bất cập hại” trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Rõ ràng ta thấy cả hai quan điểm trên đều xuất phát từ những chuyên gia, những người đã trực tiếp triển khai và hàng ngày đang vận dụng các quy định về ưu đãi thuế TNDN, vì vậy, ở quan điểm nào thì chắc chắn cũng có những lý lẽ nhất định. Tuy nhiên, xét dưới góc độ cá nhân, tác giả đồng tình với ý kiến của Luật sư Fred Burke khi cho rằng cần tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa các ưu đãi thuế TNDN. Thừa nhận rằng các ý kiến của đại diện khối doanh nghiệp trong nước là rất hợp lý, và việc duy trì ưu đãi thuế sẽ kéo theo nhiều khó khăn trong công tác quản lý, thậm chí là những hệ lụy tiêu cực. Tuy nhiên, ưu đãi thuế là chính sách quản lý kinh tế của cả một quốc gia và đó là xu thế chung của tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam đã và đang từng bước tham gia vào sân chơi quốc tế này, nếu chúng ta không tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì liệu rằng họ có đến và đầu tư vào thị trường Việt Nam? Nếu không có các chính sách ưu đãi thuế TNDN, thì Việt Nam sẽ có những chính sách ưu đãi gì ưu việt và nổi bật hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới để thu hút đầu tư? Và

- 81 -

kinh tế Việt Nam có thể chỉ phát triển dựa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước?

Trong bối cảnh dòng chảy FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm, các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đang ra sức cải thiện môi trường đầu tư bằng nhiều chính sách ưu đãi hơn. Trước tình hình đó, để tiếp tục thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải nhanh chóng tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thông thoáng hơn. Theo đó chính sách thuế TNDN cần phải được sửa đổi theo hướng không những cần tiếp tục duy trì ưu đãi thuế TNDN mà còn cần phải nghiên cứu để mở rộng hơn các ưu đãi này, để Việt Nam thực sự trở thành một thị trường lý tưởng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)