- 66 để Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.
3.2.1.1 Về thuế suất thuế TNDN
Để thu hút đầu tư, xu thế cải cách pháp luật thuế của các quốc gia trên thế giới hiện nay theo hướng: xây dựng các cơ chế ưu đãi minh bạch, thiết thực; chuyển từ ưu đãi theo diện hẹp (miễn, giảm thuế) sang cơ chế hạ mức thuế suất phổ thông. Do vậy, so sánh tình hình ưu đãi thuế TNDN của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay, tác giả nhận thấy đã đến lúc Việt Nam cần hạ mức thuế suất phổ thông thuế TNDN xuống dưới 25%.
Theo một khảo sát của Bộ Tài chính thực hiện trên 83 nền kinh tế trên thế giới thì thuế suất 25% của Việt Nam hiện nay cao hơn thuế suất của 25
- 86 -
nền kinh tế, trong số đó , bằng với 9 nền kinh tế khác và nếu cộng cả những nền kinh tế thực hiện thuế suất lũy tiến thì mức thuế 25% của Việt Nam cao hơn mức thuế phổ thông của 30 nền kinh tế. Cũng theo khảo sát này, mức thuế suất trung bình của các nước trên thế giới hiện vào khoảng 27%. Như vậy, so với các nước trên thế giới thì mức thuế 25% của Việt Nam không hấp dẫn hơn nhiều, trong khi cả 2 trong 5 yếu tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực lại là những thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Trong khi Việt Nam giảm dần ưu đãi thuế TNDN: chỉ ưu đãi đối với DN mới thành lập hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu công nghệ cao; DN mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao, văn hóa… (áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm) và DN mới thành lập hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu công nghiệp do Chính phủ thành lập (áp dụng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm) thì các nước trong khu vực, mặc dù có thuế suất phổ thông cao hơn nhưng lại có nhiều chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế. Đơn cử, Indonesia (thuế suất 30%) nhưng thực hiện miễn thuế đối với DN mới thành lập thuộc một số ngành, ưu đãi thuế đối với vùng khó khăn, cho phép giảm tối đa 5% giá trị tài sản thực tế đã đầu tư trong 6 năm. Tương tự như vậy, Malaysia và Thái Lan, những nước có điều kiện đầu tư tốt hơn Việt Nam cũng đều thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thuế TNDN. Còn Trung Quốc, mặc dù thu hẹp đối tượng được ưu đãi thuế nhưng chỉ áp thuế 20% đối với DN nhỏ và vừa; áp thuế 15% đối với DN sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới và mở rộng ưu đãi đối với DN đầu tư mạo hiểm, dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nước sạch, năng lượng…
Nếu thuế suất thu nhập doanh nghiệp giảm xuống trong khoảng 20% đến dưới 25%, sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tích lũy vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách nhà
- 87 -
nước ít hơn và có thêm vốn đầu tư tái tạo mở rộng sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi sẽ có điều kiện để nộp vào ngân sách kỳ sau. Và như vậy thuế giảm, hiệu quả sản xuất cao, doanh nghiệp có lãi, họ nộp thuế và nhà nước có lợi. Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp thường tìm cách nộp thuế ở những quốc gia khác có hoạt động sản xuất kinh doanh tại đó và có mức thuế suất thấp hơn đang diễn ra khá phố biến và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với trên 50 nước, tuy nhiên việc phát hiện những doanh nghiệp có chuyển giá gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, tất cả các quốc gia đều muốn bảo vệ người nộp thuế ở quốc gia mình.
Từ những phân tích tình hình ưu đãi thuế trong nước và quốc tế trên đây, tác giả nhận thấy việc giảm thuế suất thuế TNDN cơ bản hiện nay là cần thiết. Nhằm tránh những thay đổi lớn gây xáo trộn nền kinh tế vĩ mô và để đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và lợi ích DN, tác giả đề xuất việc giảm thuế suất theo lộ trình, có thể áp dụng thuế suất 23% từ năm 2012 đến năm 2015 và từ năm 2016 trở đi, để đảm bảo phù hợp với xu thế chung của thế giới và tạo điều kiện thu hút đầu tư, ta xem xét áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20%.