Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 92)

- 66 để Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.

3.2.2.3Các giải pháp hỗ trợ khác

- Phát triển mạnh mẽ hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan thuế nhằm hỗ trợ các cán bộ thuế trong công tác quản lý, lưu trữ thông tin nhằm giảm bớt thời gian tìm kiếm tài liệu. Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành định kỳ hằng tháng và hằng quý báo cáo về Bộ Tài chính. Việc lựa chọn DN thanh tra thuế do các cục thuế lập theo chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ Tài chính giao. Cần xây dựng cơ chế điện tử hóa số liệu DN nộp thuế. Trên cơ sở những tiêu chí cụ thể, hệ thống sẽ tự chọn danh sách DN thuộc diện bị thanh tra, kiểm tra thuế. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2010, đã có 19 cục thuế tham gia triển khai kê khai thuế qua mạng, với 8.406 DN đăng ký tham gia, ước chừng 90.000 tờ khai đã được chuyển đến cơ quan thuế. Ngoài ra, đã có 5 DN làm dịch vụ trung gian tham gia hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát. Với cơ chế tự khai, tự nộp thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ dành nhiều thời gian hơn để thực hiện công tác giám sát thông qua hoạt động thanh tra và kiểm tra thuế. Tuy nhiên, để hoạt động kiểm tra thuế được thực hiện hiệu quả, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp để việc kiểm tra được thuận lợi hơn. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sẽ giúp cơ quan quản lý thuế phân loại các chủ thể nộp thuế, từ đó, tập trung nhiều hơn đối với những chủ thể có mức độ chấp hành pháp luật thấp để giám sát. Với một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hợp lý, chắc chắn công tác kiểm tra, giám sát sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.

- 96 -

- Cần có các quy định về chính sách khen thưởng với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế. Nếu Doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ trong 2 năm liên tục, không có hành vi trốn thuế, gian lận quy định miễn, giảm thuế thì cũng nên có hình thức thưởng trực tiếp, ví dụ bằng cách giảm % thuế phải đóng cho năm tiếp theo. Như vậy, sẽ khuyến khích việc họ chấp hành đúng nghĩa vụ và tránh tình trạng gian lận thuế.

- Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành thuế, xử lý nghiêm những cán bộ thuế và doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi thuế TNDN nói riêng và pháp luật thuế nói chung, đảm bảo công bằng và tránh thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ban hành và triển khai thực hiện nghiêm túc qui định về phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức thuế, các hình thức xử lý kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm. Ban hành và triển khai thực hiện nghiêm túc qui định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó trực tiếp liên quan đến hành vi vi phạm.

- Tăng cường, thường xuyên giám sát hoạt động của các cơ quan thuế bằng sự đo lường và đánh giá các tiêu chí theo chức năng. Cơ quan thuế các cấp phải tổ chức một bộ phận kiểm tra việc chấp hành công vụ của cán bộ, công chức thuế thuộc quyền quản lý, tăng cường tổ chức thanh tra công vụ trong nội bộ cơ quan và kiểm tra đối với cơ quan thuế cấp dưới.

Đầu tiên cần coi trọng hình thức tự giám sát: Cơ quan thuế các cấp phải tự giám sát mọi hoạt động của các chức năng theo quy trình do cấp mình quản lý. Trên cơ sở phần mềm chứa đựng hệ thống các tiêu chí giám sát do các bộ phận chức năng thường xuyên cập nhật và tích hợp; theo đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống tự giám sát nội bộ.

Giám sát của người nộp thuế đối với hành vi công vụ của cán bộ, công chức thuế. Hành vi công vụ của cán bộ, công chức thuế trực tiếp tiếp xúc để giải quyết, xử lý công việc đối với người nộp thuế phải được giám sát chặt chẽ bằng một số hình thức sau: Có mẫu phiếu nhận xét về thái độ, nội dung và

- 97 -

mức độ hài lòng của người nộp thuế đặt tại nơi tiếp công dân để ghi nhận phản ánh của mỗi người nộp thuế khi làm việc với cán bộ, công chức thuế; phiếu nhận xét này được bỏ ngay hòm thư tại cơ quan thuế (hoặc được gửi miễn phí qua đường bưu điện); Phòng Kiểm tra nội bộ chịu trách nhiệm quản lý, tổng hợp và xử lý kết quả. Mở trang Web “góp ý ngành thuế”, công khai điện thoại đường dây nóng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế phản ánh về hành vi công vụ của cán bộ thuế. Trang Web và điện thoại đường dây nóng do bộ phận kiểm tra nội bộ ở cơ quan thuế các cấp quản lý, tổng hợp, xử lý để tham mưu lãnh đạo cơ quan thuế.

Thường xuyên đánh giá, rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức thuế để có sự phân công, bố trí hợp lý. Những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, có hành vi vụ lợi khi thi hành công vụ thì không bố trí vào các bộ phận trực tiếp giải quyết công việc cho người nộp thuế.

Tóm lại: Để hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cần rất nhiều các giải pháp hợp lý được tiến hành song song, đồng thời. Trong đó, bao gồm cả việc đổi mới các quy định cũng như việc nâng cao phẩm chất và năng lực người cán bộ, bên cạnh đó, không thể thiếu sự hỗ trợ của tài chính và khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong công tác quản lý thuế. Trước sự vận động không ngừng nghỉ của nền kinh tế xã hội thì mọi quy định pháp luật không bao giờ là hoàn thiện một cách tuyệt đối, điều nay đòi hỏi các nhà làm luật cần không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để sớm có những quy định bổ sung, sửa đổi hợp lý nhất với những thay đổi đó. Trong điều kiện pháp luật ưu đãi thuế TNDN của các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm thuế suất và thu hẹp diện ưu đãi như hiện nay, thì pháp luật ưu đãi thuế TNDN Việt Nam cũng cần sớm có những điều chỉnh kịp thời để cùng với các lợi thế khác như an ninh chính trị, giá nhân công… Việt Nam sẽ thực sự trở thành thị trường đầu tư lý tưởng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, là một thị trường ổn định để các nhà đầu tư trong nước yên tâm kinh doanh, sản xuất.

- 98 -

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 92)