Thứ nhất: Pháp luật thuế TNDN đã giới hạn phạm vi ƣu đãi vào những ngành nghề trọng điểm
Nước ta là nước có nền công nghiệp chưa phát triển cao, chúng ta đang cố gắng để đẩy mạnh nền công nghiệp của mình bắt kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực như Thái Lan hay Singapor, cũng như các nước khác trên thế giới. Muốn vậy chúng ta phải khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển, thu hút sự đầu tư của các nước phát triển để không những tranh thủ vốn của họ mà ta còn tranh thủ cả công nghệ cao mà chúng ta chưa có điều kiện để tiếp cận. Để được như thế chúng ta đã có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam mở rộng sản xuất hay đầu tư vào những ngành nghề rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Mà một trong những ưu đãi đó là ưu đãi về lĩnh vực đầu tư của thuế TNDN. Nếu theo các quy định pháp luật thuế TNDN trước đây thì có hai loại ưu đãi về lĩnh vực đầu tư là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Phụ lục lĩnh vực ưu đãi đầu tư đính kèm Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trước thực tế phát triển kinh tế, xã hội thì chính sách ưu đãi này ngày càng bộc lộ nhược điểm dàn trải, phức tạp. Để khắc phục hạn chế đó, Luật thuế TNDN mới đã thu hẹp phạm vi được hưởng ưu đãi, trong đó ngành nghề đã được thu hẹp một cách đáng kể, chỉ một số ngành nghề được quy định cụ thể như: Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư trong lĩnh vực xã hội hoá... thì mới được hưởng ưu đãi. Nhìn chung những lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi hiện nay là khá phù hợp với tình hình kinh tế cũng như hướng phát triển của
- 60 -
nước ta trong tương lai, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Thứ hai: Pháp luật ƣu đãi thuế TNDN hiện nay đã khắc phục đƣợc tình trạng ƣu đãi dàn trải, tập trung ƣu đãi thu hút đầu tƣ vào các địa bàn khó khăn
Ngoài những vấn đề về các lĩnh vực đầu tư, nhà nước ta còn cho phép hưởng ưu đãi đối với những hoạt động kinh tế tại một số vùng trên lãnh thổ nước ta. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh tế đều nhằm phục vụ cho mục đích chính trị và ngược lại mọi hoạt động chính trị cũng nhằm tạo môi trường ổn định thúc đẩy cho kinh tế phát triển. Vì vậy mà trong tất cả các chính sách kinh tế của nước ta đều chứa đựng những mục đích chính trị, và chính sách ưu đãi thuế TNDN cũng nhằm mục đích như vậy. Nhà nước quy định nhiều ưu đãi khác nhau đối với những vùng, miền khác nhau trên cả nước nhằm tạo ra sự công bằng, tạo điều kiện để các vùng, miền khác nhau thu hẹp được khoảng cách chênh lệch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở các vùng khó khăn, giảm bớt sự di chuyển dân cư quá lớn vào các vùng kinh tế trọng điểm. Với các quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư trước đây thì theo thống kê, trong cả nước có tới 32% số huyện thuộc diện ưu đãi và 24% số huyện thuộc diện đặc biệt ưu đãi; 154 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, 10 Khu kinh tế, 23 Khu kinh tế cửa khẩu do Trung ương thành lập; hàng trăm khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp do địa phương thành lập, chưa kể các điểm công nghiệp, cũng thuộc diện ưu đãi. Chính vì vậy, nhà đầu tư có rất nhiều cơ hội khi lựa chọn địa bàn đầu tư, và thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đều tập trung chủ yếu vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất hoặc những địa bàn thuận lợi tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh. Hiện nay chính sách ưu đãi đối với các khu vực vẫn tiếp tục được chia ra làm hai loại:
- 61 -
ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Danh mục cụ thể
xem Phụ lục). Tuy nhiên, phạm vi địa bàn ưu đãi đã thu hẹp hơn, ví dụ: trong “Phụ lục danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN” ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN năm 2008 của Chính phủ, các KCN đã không còn được xếp vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp đăng ký đầu tư mới vào KCN bắt đầu từ 1/1/2009 không còn được hưởng những ưu đãi như đối với doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như trước đây. Các doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành là 25% nhưng doanh nghiệp vẫn có thể được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư và theo các quy định khác trong Luật thuế TNDN mới. Vì vậy, có thể thấy, pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã phát huy tác dụng là công cụ tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, có hiệu quả, nâng cao chất lượng nhà đầu tư
Thứ ba: Pháp luật thuế TNDN của Việt Nam hiện nay đang rất chú trọng đến một số ngành, lĩnh vực đặc biệt nhƣ: lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, lĩnh vực khoa học công nghệ…
- Thuế TNDN trong Lĩnh vực bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường hiện nay đã và đang trở thành mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trước thực tế trái đất đang ngày càng nóng lên, bầu không khí ô nhiễm kéo theo đó là hàng loạt các thiên tai mà loài người khắp nơi phải gánh chịu như: sóng thần, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt… Vì vậy, các nước trên thế giới đều đi theo xu hướng phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo bền vững, không hủy hoại đến môi trường. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường luôn được nhà nước khuyến khích và
- 62 -
cho hưởng nhiều ưu đãi, đặc biệt ưu đãi về thuế TNDN. Căn cứ theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường và Thông tư số 230/2009/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 08/12/2009 thì theo đó, Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường có thể được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã có được từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (Phụ lục) được miễn thuế 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; nếu Doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì sẽ được miễn thuế 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
- Ưu đãi thuế TNDN trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Hoàn thiện việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN qui định; chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ ươm tạo và làm chủ - đó là hai điều kiện bắt buộc để công nhận là doanh nghiệp KH&CN được nêu trong Thông tư liên tịch số 06/2008 giữa liên Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Theo qui định tại Thông tư này, doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp; doanh nghiệp KH&CN làm chủ bí quyết công nghệ và dùng công nghệ đó để sản xuất kinh doanh hoặc chuyển giao công nghệ cho các đối tượng khác. Để được
- 63 -
hưởng ưu đãi thuế thu nhập, doanh nghiệp KH&CN phải có tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm thứ nhất (năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế) đạt từ 30% trở lên, năm thứ hai đạt từ 50% trở lên và từ năm thứ ba trở đi đạt từ 70% trở lên. Đạt được các yêu cầu về doanh thu kể trên, doanh nghiệp KH&CN sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao, cụ thể: được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, những ưu đãi về thuế chỉ áp dụng đối với những năm doanh nghiệp KH&CN đạt được điều kiện về tỷ lệ doanh thu, năm nào không đạt thì không được miễn giảm thuế và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất hiện hành.
Hiện nay, với xu hướng phát triển bền vững đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu thì chắc chăn những ưu đãi thuế TNDN mà pháp luật Việt Nam dành cho các lĩnh vực như khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường... hiện nay là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Nó không chỉ phù hợp với xu thế chung của thế giới mà nó còn đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển gắn liền với bền vững của quốc gia.
Thứ tư, pháp luật ƣu đãi thuế TNDN hiện nay đã có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với những biến động của kinh tế, xã hội đất nƣớc.
Trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động thất thường, khủng hoảng kinh tế kéo dài dẫn đến lạm phát cao, nhà nước đã kịp thời có những can thiệp cần thiết để điều tiết nền kinh tế vĩ mô , trong đó không thể không nhắc đến quy định về việc giảm , giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc giảm, giãn, gia hạn nộp thuế TNDN được coi như một ưu đãi đặc biệt linh hoạt dành cho các doanh nghiệp, góp phần tháo
- 64 -
gỡ khó khăn , tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, người lao động bớt khó khăn , ổn định đời sống , từ đó có động lực để yên tâm lao động sản xuất kinh doanh , đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011-2012. Theo Báo cáo cuối năm từ Cục thuế Hà Nội các năm 2008 - 2009 và 2010 thì con số doanh nghiệp được giãn, gia hạn nộp thuế và số thuế TNDN các doanh nghiệp đó đã được giãn, gia hạn nộp như sau:
Thống kê cục thuế Hà Nội Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010