Về ngành, lĩnh vực và địa bàn hƣởng ƣu đãi thuế TNDN

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 84)

- 66 để Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.

3.2.1.2 Về ngành, lĩnh vực và địa bàn hƣởng ƣu đãi thuế TNDN

Xu thế các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển dần từ ưu đãi dàn trải sang tập trung ưu đãi đặc biệt cho một số ngành, lĩnh vực và địa bàn cụ thể theo định hướng phát triển của mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi đất nước mà ngành, lĩnh vực, địa bàn được đưa vào danh mục ưu đãi này không giống nhau. Xét tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung ngành, lĩnh vực và địa bàn hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau:

* Bổ sung ưu đãi thuế TNDN cho các dự án xây nhà ở cho học sinh, sinh viên, nhà ở cho người thu nhập thấp.

- 88 -

Theo báo cáo, hiện nước ta có khoảng gần 400 trường đại học và cao đẳng, đến năm 2015 quy mô đào tạo của cả mạng lưới đạt khoảng 3 triệu người. Dù đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2010 sẽ bảo đảm cho khoảng 60% tổng số sinh viên dài hạn tập trung có nhu cầu nội trú được ở trong ký túc xá, diện tích bình quân khoảng 3 m2/sinh viên, nhưng ký túc xá hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu. Về nhu cầu nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), cả nước đã có 228 KCN được thành lập, thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp và 1,2 - 1,5 triệu lao động gián tiếp, tuy nhiên mới chỉ có khoảng 20% có chỗ ở ổn định, còn lại vẫn đang phải thuê chỗ ở tạm. Đối với người lao động có thu nhập thấp, khoảng 2/3 số cán bộ, công chức đã có chỗ ở ổn định, 1/3 còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ở ghép hộ, ở nhờ, ở tạm...

Theo quy định của Luật Thuế TNDN hiện hành, chỉ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại KCN và người có thu nhập thấp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mới được hưởng ưu đãi về thuế TNDN với mức ưu đãi cao nhất (thuế suất 10%, miễn thuế 4 năm và giảm thuế tối đa 9 năm tiếp theo). Cần tiến tới sửa đổi để mọi dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân KCN và người có thu nhập thấp, không phụ thuộc vào địa bàn đầu tư đều được hưởng ưu đãi về thuế TNDN với mức ưu đãi cao nhất. Việc điều chỉnh thuế TNDN áp dụng cho nhà ở nhằm góp phần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, công nhân KCN, người có thu nhập thấp tiếp cận với nhà giá rẻ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.

* Bổ sung ưu đãi thuế đối với phần dự án mở rộng của dự án đầu tư ban đầu

Điều 32 của Luật Đầu tư do Quốc Hội thông qua ngày 29/5/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 có quy định về các ưu đãi đầu tư theo đó, các ưu

- 89 -

đãi đầu tư cũng áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Điểm 6 Phần 1 Thông tư số 130/2008/TT-BTC lại quy định rằng: “Doanh nghiệp đang hoạt động từ năm 2009 có dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì phần thu nhập từ dự án đầu tư này sẽ không được hưởng ưu đãi thuế TNDN”.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp khi xin giấy chứng nhận đầu tư, theo yêu cầu của cơ quan cấp phép nhà đầu tư phải cung cấp thông tin ước tính sản lượng sản phẩm mà mình sẽ sản xuất trong bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Do số liệu chỉ là ước tính và có thể thay đổi nên nhà đầu tư chỉ có thẻ ước tính dựa trên các yếu tố thị trường vào thời điểm xin giấy phép. Số liệu sản lượng ước tính đã được ghi vào giấy chứng nhận đầu tư. Sau một thời gian hoạt động, các số liệu ban đầu đã không còn phản ánh đúng tình hình thực tế và doanh nghiệp cần tăng sản lượng gấp đôi so với dự tính ban đầu. Lúc này, doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất nhưng theo ngôn từ của Thông tư 130/2008/TT-BTC thì việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng sản xuất (nhưng vẫn giữ nguyên dây chuyền sản xuất) thì phần thu nhập từ phần tăng thêm từ dự án đầu tư “mở rộng” này sẽ không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN nữa.

Việc bỏ ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập tăng thêm từ hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đã không khuyến khích được các doanh nghiệp phát triển theo quy mô lớn, hiện đại. Do vậy, trên thực tế, thay bằng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức thành lập DN mới để được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Từ thực tế này, thiết nghĩ, ưu đãi thuế cũng cần phải được áp dụng đối với phần dự án mở rộng của dự án đầu tư ban đầu. Nếu vậy cần phải sửa Luật thuế Thu nhập doanh

- 90 -

nghiệp cho nhất quán với Luật đầu tư. Tuy nhiên, việc điều chỉnh Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải có thời gian và phải tuân thủ các quy trình thủ tục theo luật định, và phải được Quốc hội phê chuẩn. Hiện tại, nếu chưa sửa được Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì Chính phủ và Bộ xem xét điều chỉnh lại Nghị định và thông tư hướng dẫn. Cụ thể, nếu không áp dụng chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng thì cũng cần phải quy định rõ hơn thế nào là dự án đầu tư mở rộng Dự án đầu tư mở rộng có thể là dự án hoàn toàn mới so với dự án ban đầu (ví dụ, đầu tư xây dựng một nhà máy mới tại địa bàn mới, đầu tư một dây chuyển sản suất mới để sản xuất sản phẩm mới, mở rộng kinh doanh sang lĩnh mới v.v.). Việc tăng sản lượng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của dây chuyền hiện tại, và/hoặc việc mở rộng dây chuyền sản xuất hiện tại trên cùng một địa bàn của dự án hiện tại sẽ không coi là “dự án mở rộng” cho mục đích hưởng ưu đãi thuế. Viều điều chỉnh có thể thực hiện thông qua việc điều chỉnh Thông tư 130 và Nghị định 124 mà không cần phải sửa Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp.

* Bổ sung lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp và nông thôn vào danh mục các lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế TNDN

Tùy thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong từng giai đoạn mà nhà nước có những quy định về ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài các lĩnh vực ưu đãi đã quy định, cần bổ sung thêm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp và nông thôn… vào danh mục lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN vì hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 84)