Sau gần 3 năm thực hiện, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã đạt được những thành công nhất định. Những sửa đổi của pháp luật thuế ưu đãi thu nhập doanh nghiệp và đặc biệt là với mức thuế suất cơ bản hợp lý mà Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 đề ra là 25% đã tác động tích cực đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, thông qua đó đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Mặc dù mức thuế suất TNDN cơ bản hạ từ 28% ( theo luật thuế TNDN năm 2003) xuống còn 25 % và áp dụng nhiều mức ưu đãi cao nhưng số thu ngân sách nhà nước từ thuế TNDN qua từng năm vẫn bảo đảm tăng trưởng. Trong giai đoạn 2004 - 2007, số thu thuế TNDN (không kể thu từ dầu khí) đạt mức bình quân trên 30 ngàn tỷ đồng/năm với mức tăng trưởng bình quân hàng năm gần 17%. Kể từ khi Luật thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực (từ 01/01/2009), nguồn thu Ngân sách nhà nước càng được cải thiện nhiều hơn nữa. Lấy ví dụ đơn cử theo các số liệu từ Cục thuế thành phố Hà Nội - thủ đô của cả nước với điều kiện dân cư đông đúc và đa dạng ngành nghề
- 48 -
kinh doanh, tập trung đầy đủ các đối tượng kinh doanh thuộc đối tượng phải đóng thuế TNDN thì: nếu như năm 2008, thu NSNN từ thuế TNDN là 28.694.927 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số này đã tăng lên là 30.976.598 tỷ đồng và năm 2010 là 40.735.476 tỷ đồng. Nếu tính riêng trong năm 2010 với tổng số thu NSNN của Cục thuế Hà Nội là 87.560.682 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế TNDN là 40.735.476 tỷ đồng (chiếm khoảng 46% tổng thu NSNN). Nhìn vào các con số qua từng năm, chúng ta thấy: nguồn thu từ thuế TNDN là tương đối ổn định, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, thuế TNDN đã góp phần quan trọng và chính yếu bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Với những thành tựu kinh tế đạt được trong thời gian qua, các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực đã đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt, trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn như hiện nay, giá cả trong nước tăng cao, tỷ giá ngoại tệ diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao… Có được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp và sự kiên quyết của Chính phủ, Bộ tài chính và các Bộ ngành liên quan trong việc đấu tranh, áp dụng nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (như đưa ra các quy định về giảm, giãn nộp thuế thu nhập trong từng năm…)
Việc ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút và huy động nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thu hút công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm của các nước để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam được chọn là điểm hấp dẫn đầu tư trong khu vực. Số dự án đầu tư nước ngoài và só vốn không ngừng gia tăng trong những năm qua. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững,
- 49 -
FDI vào Việt Nam có giảm nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2010, và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2010, ước tính đã giải ngân được 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 8 tỷ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%). Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam. Năm 2010, các doanh nghiệp FDI nộp Ngân sách nhà nước 3,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009, vượt 6% so với kế hoạch đề ra và đóng góp 18,4% vào tổng thu ngân sách nội địa [31]. Điều này cho thấy, đóng góp vào ngân sách của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng lớn dần do hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại và một phần không thể thiếu là hiệu quả từ các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN và các chính sách ưu đãi khác mang lại.
Trước những tín hiệu vui mà Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 mang lại thì thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay còn tồn tại một số điểm đáng quan tâm và cần sớm khắc phục sau đây.
Một là, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế trong các doanh nghiệp vẫn còn tái diễn.
Theo báo cáo của Cục thuế TP Hà Nội, sáu (06) tháng đầu năm 2011, cơ quan này đã phát hiện 41 doanh nghiệp vi phạm các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN. Con số này không nhiều so với số doanh nghiệp hiện Cục thuế thành phố đang quản lý song cũng vẫn là một vấn đề cần được quan tâm vì nếu nó không kịp thời được can thiệp và chấn chỉnh thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế tràn lan ở các doanh nghiệp khác.
- 50 -
Cục thuế TP Hà Nội đã thanh tra 11 doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN, cơ quan thuế đã phát hiện 10 đơn vị vi phạm, điều chỉnh giảm số thuế được miễn là 4,233 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thanh tra 94 doanh nghiệp được giảm thuế TNDN, Cục Thuế Hà Nội cũng phát hiện 31 đơn vị vi phạm, giảm số thuế ưu đãi lên tới 20,081 tỷ đồng. Đáng chú ý, cơ quan thuế Hà Nội đã tiến hành thanh tra tại 4 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá - thủ thuật của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài nhằm nâng khống chi phí đầu vào, giảm thiểu doanh thu thực tế để nộp thuế TNDN ít đi. Kết quả là đã giảm lỗ qua thanh tra 130,8 tỷ đồng, xử lý truy thu 2,3 tỷ đồng và xử phạt 642 triệu đồng [23].
Kể từ khi áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai thuế TNDN, chúng ta phải thừa nhận rằng quy định này đã trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp và giảm thiểu được rất lớn áp lực công việc của cán bộ thuế, tuy nhiên, mặt khác nó cũng khiến cho các doanh nghiệp có cơ hội và thuận lợi hơn khi muốn khai gian, trốn nghĩa vụ đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước.
Nguyên nhân của thực trạng này có lẽ phần lớn xuất phát từ ý thức của doanh nghiệp còn kém. Việc nộp thuế là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, và đồng thời, để nhà nước thực hiện các chức năng của mình. Tuy nhiên, do các lợi ích nhận được của nhà nước thường không cụ thể, nên đối với một số chủ thể nộp thuế, những thiệt hại vật chất cụ thể dường như lớn hơn so với những giá trị vô hình mà nhà nước đem lại. Chính vì vậy, thay vì hợp tác, nhiều chủ thể nộp thuế sử dụng nhiều thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp một cách trái pháp luật.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nhận thức rằng, ý thức chấp hành pháp luật thuế không phải có được ngay lập tức bằng các mệnh lệnh hành chính.
- 51 -
Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn non trẻ, do vậy chưa đủ thời gian để các cá nhân, tổ chức trong xã hội thật sự quen với những đòi hỏi của nó, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế. Ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên thông qua nhiều phương thức, trong đó, công tác tuyên truyền phổ biến phải được thực hiện hiệu quả. Theo đánh giá của chúng tôi, mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thuế hiện nay còn cứng nhắc, chung chung, do vậy hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Một nguyên nhân khác như đã trình bày ở phần trên là do những thiếu sót trong hệ thống pháp luật ưu đãi của nước ta, thuế suất phổ thông cao so với mặt bằng chung các nước trong khu vực; những quy định quá dàn trải, không tập trung hay các quy định thiếu rõ ràng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và thực thi chính sách ưu đãi thuế TNDN, từ đó vô tình nảy sinh những vi phạm pháp luật không mong muốn… Mặt khác, cũng cần khẳng định hiện nay các dịch vụ, công cụ hỗ trợ về thuế vẫn chưa phát huy được hết vai trò tư vấn thuế của mình cho các doanh nghiệp.
Hai là, tình trạng cán bộ thuế gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi
Quá trình rèn luyện, phấn đấu, xây dựng và trưởng thành của ngành thuế đã tạo nên lực lượng cán bộ, công chức thuế có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu thực hiện tốt pháp luật thuế và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, công chức thuế do thiếu tu dưỡng, rèn luyện cùng với sự tác động mạnh mẽ của những mặt trái cơ chế kinh tế thị trường đã nảy sinh một số hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, thông đồng đối với người nộp thuế như: ứng xử còn thiếu văn hoá, chưa công tâm, khách quan, tận tình, chưa văn minh, lịch sự đối với người nộp thuế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế, gây phiền hà, sách
- 52 -
nhiễu người nộp thuế; thậm chí một số cán bộ, công chức thuế còn thông đồng với người nộp thuế để vụ lợi gây thất thu ngân sách nhà nước.
Thực tế trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành cùng với hoạt động thanh tra, điều tra của các cơ quan pháp luật đã phát hiện và xử lý nhiều cán bộ, công chức vi phạm. Theo thống kê của Tổng cục thuế, từ năm 2005 - năm 2009, Tổng cục thuế đã xử lý số lượng cán bộ vi phạm như sau:
TT Nội dung Tổng Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Số đơn vị được kiểm tra 3.489 653 626 67 418 1.115
2 Tổng số cán bộ vi phạm 785 146 97 289 142 111 3 Số cán bộ v phạm đã xử lý 624 96 70 289 91 78 Trong đó - Khiển trách 292 37 21 112 66 56 - Cảnh cáo 129 11 10 92 10 6 - Hạ bậc lương 38 2 8 20 4 4 - Hạ Ngạch 0 0 0 0 0 0 - Cách chức 27 1 4 17 4 1
- Cho thôi việc 18 6 0 12 0 0
- Buộc thôi việc 9 0 0 0 7
- Bồi thường 46 33 10 0 2 1
- Khởi tố 59 0 15 36 5 3
Việc làm của những cán bộ, công chức vi phạm nêu trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và truyền thống tốt đẹp của ngành thuế. Hệ quả là ngành thuế bị xếp hạng thứ tư trong 10 lĩnh vực bị “bầu chọn” tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam, qua kết quả điều tra do Ban Nội chính Trung ương thực hiện năm 2005.
- 53 -
Đúc kết từ những sai phạm của cán bộ, công chức thuế nêu trên, có thể đưa ra các hình thức vi phạm như sau:
- Về chính sách thuế
Lợi dụng một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng, chưa điều chỉnh kịp thực tiễn, một số cán bộ, công chức thuế cố tình vận dụng không đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn, trả lời, áp sai thuế suất, xử lý miễn giảm thuế, giải quyết hoàn thuế, xoá nợ thuế, xử phạt vi phạm hành chính không đúng quy định, chưa đảm bảo khách quan và không phù hợp với thực tiễn để hưởng lợi cá nhân, gây thất thu cho ngân sách nhà nước hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, giải quyết công việc không đúng quy định gây thiệt hại cho người nộp thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Có trường hợp, cán bộ thuế còn lợi dụng vị trí công tác, móc nối với người nộp thuế để làm tư vấn, nhận trả lời, xử lý vướng mắc, giải quyết hoàn thuế, miễn giảm thuế, xoá nợ thuế không đúng quy định của pháp luật để được người nộp thuế thưởng lại (dưới bất cứ hình thức nào) hoặc hưởng % trên số thuế được miễn giảm, được hoàn, được xoá nợ [20, tr. 4].
- Về hành vi miễn giảm thuế:
Ưu đãi thuế (bao gồm được hưởng mức thuế suất thấp, miễn thuế, giảm thuế, giãn nợ tiền thuế) là những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể nộp thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chia sẻ gánh nặng thuế khi chủ thể nộp thuế gặp những sự cố khách quan bất lợi (thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ…). Chính sách ưu đãi thuế chỉ thực sự có hiệu quả khi việc triển khai thực hiện được nhanh chóng và đúng đối tượng. Thực tế áp dụng thủ tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian qua còn cho thấy, có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi quyết toán thuế hưởng ưu đãi, mà những khó khăn này do chính các cán bộ thuế gây ra cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, những hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế bị cơ
- 54 -
quan thuế xử lý một cách chậm trễ. Đôi khi, công chức quản lý thuế còn đòi hỏi những điều kiện về giấy tờ, hồ sơ, sổ sách vượt ra ngoài những yêu cầu của pháp luật. Không kể đến mục đích gây khó khăn để thực hiện hành vi tham nhũng, thì những yêu cầu quá mức này đã cản trở chủ thể nộp thuế thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp, làm giảm hiệu ứng tốt của chính sách ưu đãi thuế [20, tr. 5].
Miễn giảm thuế không đúng quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người nộp thuế hoặc gây thất thu ngân sách nhà nước. Thông đồng với người nộp thuế tạo lập hồ sơ để làm tăng số thuế được miễn giảm, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
- Về hành vi thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế
Khi phân tích rủi ro, lựa chọn đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, cán bộ, công chức thuế cố tình bỏ qua các dấu hiệu vi phạm của người nộp thuế hoặc không đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm trục lợi cá nhân hoặc kéo dài thời gian một cuộc thanh tra, kiểm tra, ký biên bản thanh tra, kiểm tra không đúng thời gian quy định; gây phiền hà, sách nhiễu với đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức thuế do nhận hối lộ của người nộp thuế hoặc vì tình cảm cá nhân, hoặc do các mối quan hệ quen biết đã thực hiện hành vi giảm bớt số thuế bị truy thu, hợp thức hoá các hành vi trốn thuế của người nộp thuế, hoặc giảm nhẹ mức phạt, theo đó, làm sai lệch số thuế truy thu so với thực tế. Có trường hợp cán bộ thuế dùng dự thảo biên bản thanh tra, kiểm tra mặc cả với người nộp thuế. Nếu người nộp thuế có hành vi hối lộ thì giảm bớt số thuế bị truy thu hoặc giảm nhẹ mức phạt hoặc không đưa vào biên bản các vi phạm đã phát hiện. Do hành vi này, nên số thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra được ghi nhận vào biên bản thanh tra, kiểm tra đã giảm đi so với số thuế phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Cán bộ, công chức thuế
- 55 -
đã lợi dụng công việc thanh tra bỏ qua những sai phạm về thuế của người