Đảm bảo tính thống nhất về nội dung ƣu đãi thuế TNDN trong các văn bản pháp luật có liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 88)

- 66 để Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.

3.2.1.4Đảm bảo tính thống nhất về nội dung ƣu đãi thuế TNDN trong các văn bản pháp luật có liên quan

các văn bản pháp luật có liên quan

Việc tồn tại quá nhiều văn bản quy định về các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư khiến cho các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm hiểu, vì vậy, cần sớm rà soát và thống nhất lại các chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó làm rõ định hướng thu hút đầu tư vào từng ngành nghề với các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan cần nhanh chóng phối hợp soạn thảo, ban hành Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư chung, thống nhất, khắc phục tình trạng quy định lẻ tẻ trong nhiều văn bản như hiện nay.

Đồng thời với việc sửa đổi và bổ sung các quy định mới vào Luật thuế TNDN hiện hành, các cơ quan chức năng cần sớm rà soát để khắc phục những mâu thuẫn trong quy định về ưu đãi thuế TNDN giữa Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP.

* Sửa đổi Luật Đầu tư

- Cần tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho nhà đầu tư về các thủ tục đăng ký, thẩm tra, tiền kiểm; các thủ tục còn phức tạp, đòi hỏi nhiều ở nhà đầu tư; thiếu các quy định chi tiết, minh bạch ở những vấn đề cần thiết như

- 92 -

trình tự, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại của các nhà đầu tư, vấn đề hậu kiểm.

- Không coi công cụ chính để thu hút nhà đầu tư là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, chỉ nên xem các chính sách ưu đãi và hỗ trợ là một sự giúp đỡ đối với doanh nghiệp trong thời kì đầu kinh doanh. Vì thực tế các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hiện nay quan tâm nhiều hơn đến môi trường đầu tư chứ không phải là được ưu đãi hay không, ưu đãi bao nhiêu và như thế nào.

- Việc ưu đãi đầu tư luôn luôn cần phải bảo đảm không trái với các điều cấm được quy định trong các điều ước quốc tế và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà Việt Nam đã cam kết loại bỏ từ thời điểm gia nhập.

* Sửa đổi Luật công nghệ cao

Cần sửa đổi Luật Công nghệ cao, trong đó làm rõ khái niệm "công nghệ cao" là gì, giúp các nhà đầu tư và cơ quan quản lý hiểu và áp dụng đúng. Thực tế đòi hỏi cần mở rộng khái niệm "công nghệ cao" hơn nữa để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, thực hiện có hiệu quả đường lối ưu tiên phát triển công nghệ cao của nước ta trong giai đoạn đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 88)