- 66 để Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.
2.4.2 Những hạn chế của pháp luật ƣu đãi thuế TNDN hiện nay
Phải thừa nhận rằng cùng với những nỗ lực không ngừng của các nhà lập pháp , các chuyên gia ngành thuế trong thời gian qua thì hệ thống pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN của nước ta nói riêng đã không ngừng được cải tiến , hợp lý và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, song song cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường , qua quá trình triển khai áp dụng, pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trước yêu cầu đó đòi hỏi pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cần tiếp tục được nghiên
- 70 -
cứu và hoàn thiện hơn nữa để khắc phục những nhược điểm trên, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Thứ nhất: Quy định ƣu đãi thuế còn dàn trải, thiếu tập trung,
thống nhất
Các quy định pháp luật ưu đãi thuế hiện nay được quy định dàn trải trong quá nhiều văn bản khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, và chính vì không hiểu nên nhiều doanh nghiệp không biết đến chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp mình lẽ ra được hưởng, hay thậm chí vì không hiểu nên còn có hành vi vi phạm chính sách thuế. Hiện nay, để tìm hiểu về chính sách ưu đãi thuế TNDN, doanh nghiệp phải tìm hiểu tại Luật thuế TNDN năm 2008, Ng h ị đ ịn h 124/2008/NĐ-CP ban hành ngày 11/12/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN, Thông tư 130/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành NĐ 1 24/2008/NĐ-CP, Quyết định số 3027/QĐ -BTC ngày 03 tháng 12 năm 2009 về việc đính chính TT 130/2008/TT-BTC, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đầu tư và một số văn bản pháp lý có liên quan khác, Thông tư số 18/2011/TT-BTC sửa đổi thông tư 130/2008/TT-BTC và còn rất nhiều các văn bản pháp lý khác có liên quan đến việc xác định ưu đãi thuế TNDN dành cho từng ngành và lĩnh vục cụ thể như ưu đãi cho ngành môi trường, ưu đãi cho dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp… Trước "ma trận" các quy định thuế đó, doanh nghiệp thường không có thời gian để tìm hiểu; hoặc có thì cũng chỉ biết phần nào, trong khi các chính sách thì luôn cập nhật và thay đổi theo từng năm. Điều đó dẫn đến thực tế phổ biến là có khá nhiều doanh nghiệp hiện nay còn vi phạm quy định về thu - nộp thuế. Gần đây, tại một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, một cán bộ thuế đã cho biết: đối với quyết toán thuế năm 2010, hạn cuối doanh nghiệp phải hoàn thành quyết toán thuế là
- 71 -
ngày 31 tháng 3 năm 2011, nhưng đến sát hạn nộp mà nhiều đơn vị vẫn còn khá mơ hồ về những ưu đãi mà mình được hưởng [22]. Truớc thực tế này, nên chăng các cơ quan thuế cần tập trung hơn nữa vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, mở rộng mạng lưới kênh thông tin hỗ trợ tư vấn thuế cho doanh nghiệp và đặc biệt là cần sớm thực hiện công tác pháp điển hóa các quy định quản lý thuế, trong đó có quy định về ưu đãi thuế TNDN.
Thứ hai: Thuế suất thuế TNDN cơ bản hiện nay còn cao so với thực tiễn kinh tế - xã hội quốc gia và so với các nƣớc trong khu vực, cũng nhƣ trên thế giới.
Theo đánh giá của một số chuyên gia thì mức thu thuế của Việt Nam hiện nay đang cao nhất châu Á. Nếu so tỉ lệ thu thuế trên GDP cả nước thì ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ này là 20,3%, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc là 17,7%, Malaysia 15,7%, Hàn Quốc 15,5%, Thái Lan 14,6%, Philippines 12,8%, Indonesia 11,6%, Ấn Độ 7,4% [5].
Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam áp mức phổ thông 25%. Tại thời điểm ban hành Luật thuế TNDN (2008), việc quy định mức thuế suất 25% đã được cân nhắc, tính toán kỹ, vừa bảo đảm thống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, vừa bảo đảm thấp hơn các nước có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt hơn ta. Tuy nhiên, mức thuế này hiện nay đã trở thành lạc hậu so với bối cảnh thực tế khi mọi chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đều tăng cao và việc huy động vốn của các doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Do vậy, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp có thể giảm xuống mức thấp hơn sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tích lũy vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Mặt khác, so với các nước trong khu vực, thuế TNDN Việt Nam hiện nay vẫn cao hơn một số nước như Hàn Quốc 20% và Singapor là 19% [5]. Vì
- 72 -
vậy, với mức thu thuế này, Việt Nam khó có thể là môi trường đầu tư lý tưởng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba: Ƣu đãi thuế TNDN hiện nay chƣa chú trọng đến qui mô vốn, doanh thu của doanh nghiệp
Nghị định 124/2008/NĐ-CP qui định chi tiết về thuế TNDN đã cụ thể hóa về ưu đãi thuế, tuy nhiên Nghị định mới tập trung ưu đãi đối với những dự án, doanh nghiệp có liên quan đến ngành lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư trong khi đó chưa chú trọng đến qui mô vốn, doanh thu của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp hiện nay ở qui mô vừa và nhỏ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2010, cả nước có thêm 33.982 DN đăng ký thành lập mới, nâng tổng số DN hiện nay lên 496.101 DN; vốn đăng ký gần 2.313.857 tỷ đồng (khoảng 121 tỷ USD); ngoài ra khoảng 3,7 triệu hộ kinh doanh. Trong đó, DN nhỏ và vừa chiếm 97% DN; trên 50,1% lao động trong DN, ước tính đóng góp khoảng trên 40% GDP. Nếu chấp hành nghiêm chỉnh Luật thuế thì chi phí tuân thủ của loại doanh nghiệp này ở mức cao. Ngoài ra, cũng do chưa nhận được ưu đãi thuế theo pháp luật, gánh nặng về thuế khiến cho doanh nghiệp thường kê khai không trung thực doanh thu và thu nhập khiến cho việc quản lý thuế đối với khu vực này còn gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, gần đây, loại doanh nghiệp này đã được giảm thuế và gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế duy trì kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nghị định Chính phủ cần có qui định cụ thể hơn về miễn giảm thường xuyên đối với loại hình doanh nghiệp này. Việc miễn giảm có ý nghĩa quan trọng giúp các doanh nghiệp này tập trung nhiều hơn trong đầu tư, mở rộng sản xuất.
Thứ tư: Hạn chế về thủ tục hƣởng ƣu đãi
Pháp luật hiện nay trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ, tự kê khai trong hoạt động quyết toán thuế. Cơ quan thuế chỉ có trách nhiệm kiểm tra,
- 73 -
thanh tra bản quyết toán thuế đó. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
Cơ quan thuế trao cho doanh nghiệp quyền tự kê khai, tự quyết toán thuế, đồng nghĩa với việc khi quyết toán thuế, doanh nghiệp phải tự mình xác định trường hợp được ưu đãi khi cùng một lúc phát sinh nhiều trường hợp. Đây là một thuận lợi nhằm tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp nhưng cũng là một khó khăn khiến doanh nghiệp phải đau đầu. Ví dụ như trong trường hợp một doanh nghiệp mới ra sản xuất kinh doanh với ba nhà máy sản xuất, như vậy doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN là miễn thuế 2 năm đầu từ khi phát sinh doanh thu, sau đó giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo. Nhưng đến năm thứ 2 sau khi phát sinh doanh thu, doanh nghiệp quyết định đầu tư nâng cấp một nhà máy, như vậy theo luật thì nhà máy này sẽ được miễn 1 năm và được giảm 50% thuế thu nhập trong hai năm tiếp theo. Mà theo luật thì doanh nghiệp có qui định “Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi và miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế TNDN có lợi nhất theo chế độ quy định” như vậy doanh nghiệp phải tự mình xác định xem tính theo trường
hợp nào là có lợi nhất cho mình. Đây không phải là một việc dễ dàng vì nhà máy mới xây dựng lại doanh nghiệp chưa thể biết doanh thu có cao hơn so với doanh thu của 3 nhà máy cũ hay không, và tính theo trường hợp nào thì số thuế được giảm sẽ lớn hơn. Nếu doanh nghiệp tính sai sẽ có hai trường hợp xẩy ra: 1) Nếu số thuế được ưu đãi thấp hơn so với thực tế doanh nghiệp được hưởng thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt một khoản. 2) Nếu trường
- 74 -
hợp doanh nghiệp tự khai là mình hưởng ưu đãi theo trường hợp đã chọn cao hơn so với tính toán của cơ quan thuế thì doanh nghiệp sẽ bị phạt. Điều đó gây cho doanh nghiệp một tâm lý lo sợ, nếu xác định sai thì hoặc mình bị thiệt hoặc mình sẽ vào sổ đen của cơ quan thuế vì tội nộp sai thuế.
Thứ năm: Tình trạng chồng chéo, thiếu đồng nhất về nội dung quy định giữa các văn bản pháp lý liên quan đến ƣu đãi thuế TNDN còn khá phổ biến.
Trước hết phải kể đến mâu thuẫn giữa Luật thuế TNDN và nghị định hướng dẫn. Trong Nghị định 124/2008/NĐ-CP, Chính phủ đã qui định thời hạn miễn thuế 1 năm đối với trường hợp thu nhập từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới được miễn thuế 1 năm (Điều 4). Thời hạn miễn qui định ở điều khoản này là quy định hoàn toàn mới do Chính phủ đưa ra mà không trên cơ sở quy định của Luật thuế TNDN. Vì vậy, cần xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Luật thuế TNDN và Nghị định 124/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNDN trong trường hợp qui định về thời hạn miễn thuế. Mặt khác, với quy định miễn thuế 1 năm, liệu rằng có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới? Do vậy, có lẽ nếu Luật thuế TNDN được sửa đổi theo hướng quy định bổ sung trường hợp miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới thì thời hạn miễn này cũng cần qui định dài hơn khoảng 2-3 năm để khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm mới và khuyến khích tiêu dùng bằng việc doanh nghiệp đưa ra mức giá bán hợp lý. Không chỉ tồn tại mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật thuế mà liên quan đến ưu đãi thuế TNDN hiện nay còn tồn tại mâu thuẫn giữa một số quy định trong Luật thuế TNDN với Luật đầu tư.
- 75 -
Điều 32 của Luật Đầu tư do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 01/07/2006 có quy định về các ưu đãi đầu tư theo đó các ưu đãi đầu tư cũng áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, Điểm 6 Phần I thông tư 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/12/2008 lại quy định rằng “Doanh nghiệp đang hoạt động từ
năm 2009 có dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì phần thu nhập từ dự án đầu tư này sẽ không được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp. Các dự án đầu tư trước năm 2009 đang được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (theo diện ưu đãi đầu tư mở rộng) thì tiếp tục được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại và phần thu nhập tăng thêm của các dự án đầu tư mở rộng đang áp dụng thuế suất 28% được chuyển sang áp dụng thuế suất 25% ."
Như vậy, theo Thông tư 130 thì phần thu nhập tăng thêm từ việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng sản xuất có thể không còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như tinh thần của Luật Đầu tư. Trên thực tế, so với các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng thực sự là có khả năng triển khai cao hơn, công nghệ được nâng cấp hơn. Trong bất cập này, việc phần mở rộng từ 670 triệu USD lên 1,5 tỷ USD của Dự án Samsung Complex không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN thời gian vừa qua có thể coi là một ví dụ điển hình.
Thậm chí, ngay cả với một dự án mới cũng tồn tại sự thiếu thống nhất về đối tượng hưởng ưu đãi giữa Luật Đầu tư và Luật Thuế TNDN, Luật đầu tư cho rằng đối tượng hưởng ưu đãi thuế TNDN là “dự án đầu tư” (Điều 32,
- 76 -
33 Luật đầu tư) trong khi đó, Luật thuế TNDN lại cho rằng chỉ áp dụng ưu đãi thuế TNDN dành cho "doanh nghiệp thành lập mới” (Điều 13, 14 Luật
thuế TNDN).Trong thực tế, sự thiếu thống nhất về các quy định này đã khiến việc khuyến khích nhà đầu tư đầu tư thêm dự án mới trở nên khó khăn hơn.
Theo quy định trong Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Nghị định 29/2008/NĐ- CP thì đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) được hưởng mức ưu đãi đầu tư áp dụng cho địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp này hiện nay lại không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn khó khăn. Hệ lụy của việc chính sách thuế không thống nhất là không định hướng được các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, gây lãng phí lớn về nguồn lực cũng như “làm khó” các địa phương và doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN.
Hay trong việc xác định ưu đãi theo ngành, lĩnh vực đầu tư, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đang gây nên tình trạng loạn ưu đãi đầu tư về ngành và lĩnh vực. Theo quy định hiện hành của Luật thuế TNDN thì chỉ có một số lĩnh vực sau được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm gồm: (i) công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (ii) đầu tư phát triển nhà máy nước, điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga và một số công trình hạ tầng khác và (iii) sản xuất sản phẩm phần mềm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa) thì được hưởng ưu đãi với thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động. Quy định của Luật thuế TNDN chỉ giới hạn ưu đãi ở một số ngành nghề như vậy, tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các bộ ngành lại soạn thảo các văn bản hướng dẫn ưu đãi liên quan đến lĩnh vực của mình một cách “độc lập” mà không có sự thống nhất về