Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp theo phương thức chăn nuô

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 65 - 66)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

3.3.5. Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp theo phương thức chăn nuô

Khi tiến hành điều tra phương thức chăn nuôi lợn của người dân tại 3 huyện trước khi tiến hành lấy mẫu. Kết quảở bảng 3.2 cho thấy có tới gần 50% lợn vẫn được nuôi thả tự do (gồm thả rông 21,82% và bán thả rông 21,31%). Vì vậy khi lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm, chúng tôi cũng phân tích tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn của 3 huyện như thế nào. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.11.

Kết quả tại bảng 3.11. cho thấy tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn thả rông là cao nhất 21,70%. Bán thả rông 12,16%, Nuôi nhốt tỷ lệ thấp nhập là 1,12%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu vềTrichinella spp. của các tác giả trước đây, khẳng định lợn nuôi thả rông có nguy cơ nhiễm Trichinella spp. cao và là nguồn lấy nhiễm Trichinella

spp. chính cho lợn nhà (Pozio and Murrell, 2006; Nguyễn Văn Đề, 2012).

Bảng 3.11. Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo phương thức chăn nuôi

Cùng phương thức chăn nuôi nhưng giữa các huyện lại có tỷ lệ nhiễm

Trichinella spp. khác nhau. Đối với phương thức chăn nuôi lợn thả rông tỷ lệ nhiễm Trichinella spp. cao nhất là huyện Phù Yên (30,61%), nơi có tỷ lệ lợn

Huyện

Thả rông Bán thả rông Nuôi nhốt

Số mẫu Số mẫu(+) Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu(+) Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu(+) Tỷ lệ (%) Phù Yên 49 15 30,61 28 6 21,43 72 1 1,39 Bắc Yên 57 8 14,04 44 2 4,55 49 0 0,00 Điện Biên 0 0 0,00 2 1 50,00 148 2 1,35 Tổng 106 23 21,70 74 9 12,16 269 3 1,12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 được nuôi thả rông lớn (21,28%), tiếp đến là huyện Bắc Yên 14,04%. Phương thức chăn nuôi lợn bán thả rông, tỷ lệ lợn nhiễm Trichinella spp. cao nhất lại là huyện Điện Biên với tỷ lệ 50%, Phù Yên 21,43%, huyện Bắc Yên 4,55%. Kết quảở phương thức chăn nuôi lợn bán thả rông ở các huyện có sự chênh lệch lớn có thể do dung lượng mẫu được lấy tại các địa phương có sự khác nhau như huyện Bắc Yên lấy được 44 mẫu nhưng huyện Điện Biên chỉ lấy được 2 mẫu.

Ở phương thức nuôi nhốt cũng có 3 mẫu huyết thanh dương tính, tỷ lệ 1,12%. Khi có kết quả mẫu huyết thanh, trong qua trình mổ khám và thu thập mẫu cơ của 3 lợn này chúng tôi cũng tiến hành điều tra một số yếu tố dịch tễ và phát hiện như sau: Tại huyện Phù Yên có 1 lợn bị nhiễm Trichinella spp. của hộ Thào A Vừ, bản Chát B, xã Suối Bau, hộ chăn nuôi này xây dựng chuồng lợn ngay chân đồi rừng và chuồng hở vì vậy các loại côn trùng như chuột có thể xâm nhập vào chuồng, mặc khác gia đình có sử dụng thức ăn lấy từđồi núi cho lợn ăn mà không nấu chín. Tại huyện Điện Biên, 2 mẫu dương tính của 2 hộ chăn nuôi, khi điều tra nguồn gốc chúng tôi phát hiện 2 lợn đó được mua từ những hộ có chăn nuôi lợn bán thả rông.

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 65 - 66)