Phương thức chăn nuôi và hình thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 50 - 52)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

3.1.2. Phương thức chăn nuôi và hình thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn

nuôi ln

Để xác định được yếu tố nguy cơ từ phương thức chăn nuôi lợn của người dân 3 huyện, chúng tôi tiến hành điều tra về việc lợn được nuôi thả rông, bán thả rông hay nuôi nhốt. Nuôi thả rông là phương thức chăn nuôi mà lợn hoàn toàn được nuôi thả tự do không có chuồng trại. Nuôi bán thả rông là hình thức chăn nuôi sử dụng một khu vực rộng có quây rào chắn hoặc có chuông nhốt nhưng lợn vẫn thường xuyên được thả tự do. Nuôi nhốt là hình thức lợn được nuôi hoàn toàn trong chuồng nuôi. Về hình thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn, chúng tôi phân thành sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng, trong đó thức ăn tận dụng được chia thành thức ăn đã được nấu chín hay chưa nấu chín. Thức ăn tận dụng trong điều tra được hiểu là người chăn nuôi sử dụng thức ăn có sẵn tại địa phương (như ngô, gạo, sắn, ...) để chăn nuôi. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.2. Phương thức chăn nuôi và hình thức sử dụng thức ăn

trong chăn nuôi lợn

Tại bảng 3.2 phương thức nuôi nhốt trung bình là 56,87%, điều đó chứng tỏ tỷ lệ lợn nuôi thả tự do cũng vẫn còn cao, cụ thể chăn nuôi lợn thả rông tỷ lệ trung bình là 21,82%, nuôi bán thả rông là 21,31%. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy phương thức nuôi lợn thả rông và bán thả rông tập trung chủ yếu ở những vùng núi cao, nơi đông đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống, với tập quán chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chủ yếu nuôi lợn với phương thức nhỏ lẻ. Điều đó giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các địa phương đối với cùng một hình thức chăn nuôi, ví dụ đối với phương thức chăn nuôi lợn thả rông, 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên của Sơn La có tỷ lệ cao lần 34,25% và 28,05%, trong khi đó tỷ lệ này của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên chỉ là 3,17%. Ngược lại tại Điên Biên tỷ lệ nuôi nuôi nhốt lại cao đạt 87,30%, còn Phù Yên và Bắc Yên tỷ lệ nuôi nhốt chưa đạt được 50% (47,95% và 35,37%).

Về hình thức sử dụng thức ăn để nuôi lợn, qua bảng 3.2 nhận thấy tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp để chăn nuôi là khá thấp chỉđạt trung bình 11,74% và

Huyện Phương thức chăn nuôi Hình thức sử dụng thức ăn Thả rông Bán thả rông Nuôi nhốt Công nghiệp Tận dụng % % % % % 100% Nấu chín 100% Chưa nấu Cả nấu chín và chưa nấu chín Phù Yên 34,25 17,81 47,95 16,44 83,56 0,00 0,00 100,00 Bắc Yên 28,05 36,59 35,37 6,10 93,90 16,88 6,49 76,63 Điện Biên 3,17 9,52 87,30 12,70 87,30 20,00 0,00 80,00 Trung bình 21,82 21,31 56,87 11,74 88,26 12,29 2,16 85,54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

tỷ lệ sử dụng thức ăn tận dụng trung bình chiếm 88,26%. Thức ăn tận dụng chủ yếu là thức ăn sẵn có tại địa phương như rau, thân cây chuối, ngô, sắn, khoai, .... Hình thức sử dụng thức ăn tận dụng tại các huyện nhìn chung có sự khác biệt không lớn, dao động từ 83,56% - 93,90%, điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn tại Sơn La và Điện Biên chủ yếu vẫn là chăn nuôi tận dụng, chưa có những đầu tư mạnh để trở thành chăn nuôi hàng hóa. Đối với việc sử dụng thức ăn tận dụng chúng tôi có tìm hiểu thêm xem thức ăn đó có được nấu chín hay không. Kết quả thu được là đa số các hộ chăn nuôi sử dụng cả thức ăn sống và thức ăn đã nấu chín để nuôi lợn, tỷ lệ chiếm 85,54%. Tỷ lệ sử dụng 100% thức ăn chưa nấu chín để chăn nuôi là 2,16%, tỷ lệ nay rơi chủ yếu vào những gia đình nuôi lợn thả rông, không có chuồng trại cốđịnh, lợn tự do vào rừng kiếm thức ăn là chính.

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 50 - 52)