Tập quán sử dụng thịt lợn và hiểu biết của người dân về bệnh Trichinellosis

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 52)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

3.2. Tập quán sử dụng thịt lợn và hiểu biết của người dân về bệnh Trichinellosis

Trichinellosis

Để có những thông tin thêm về tập quán sinh hoạt, đặc biết là thói quen sử dụng thịt lợn trong bữa ăn của người dân và hiểu biết của họ về bệnh

Trichinellosis (bệnh giun xoắn), chúng tôi đã xây dựng các câu hỏi để điều tra. Kết quảđiều tra được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tập quán sử dụng thịt lợn và hiểu biết về bệnh Trichinellosis

Nội dung Huyện Trung

bình Phù Yên Bắc Yên Điện Biên

Có sử dụng thịt lợn hay tiết lợn chưa nấu chín không? Có (%) 67,12 58,54 36,51 54,06 Không (%) 32,88 41,46 63,49 45,94 Có biết bệnh giun xoắn không? Có (%) 4,11 48,78 20,63 24,51 Không (%) 95,89 51,22 79,37 75,49

Qua bảng 3.3 nhận thấy với câu hỏi: “Gia đình ông/bà có ăn những món ăn được chế biến từ thịt lợn hay tiết lợn mà chưa nấu chín không?”, Câu trả lời là “có” chiếm tỷ lệ trung bình đến trên 54,06%. Trong đó huyện Phù Yên có tỷ lệ cao nhất 67,12%, huyện Bắc Yên 58,54%, thấp nhất là huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Điện Biên 36,51%. Đa số người trả lời có thì đều nói rằng họ có ăn tiết canh lợn. Món ăn được chế biết từ thịt lợn chưa nấu chín mà người dân sử dụng chủ yếu là món lạp. Đây là một món ăn truyền thống của người dân tộc được chế biến từ thịt sống và sử dụng nước măng chua hay nước chanh để làm tái thịt, có thể dùng thính để rắc thêm.

Đối với câu hỏi “Ông/bà có hiểu biết về bệnh giun xoắn không?”. Câu trả lời “có” chiếm tỷ lệ trung bình 24,51% thấp hơn rất nhiều câu trả lời là không (75,49%). Có một điều đáng ghi nhận tại huyện Bắc Yên, đó là tỷ lệ người dân trả lời là có chiếm 48,78%. Đây là địa phương xảy ra ổ dịch Trichinellosis vào năm 2008. Điều đó phản ảnh hiệu quả của các chính sách và hiệu quả của việc tuyên truyền để người dân có những hiểu biết về bệnh Trichinellosis nói riêng và các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn nói chung. Từ đó dần dần làm thay đổi tập quán chăn nuôi và tập quán sử dụng các sản phẩm động vật chưa nấu chín của người dân. Ngược lại tại Phù Yên, nơi chưa từng xảy ra ổ dịch Trichinellosis nào thì câu trả lời là không chiếm tỷ lệ rất cao 95,89%. Tại Xã Na Ư của huyện Điện Biên, nơi có ổ dịch Trichinellosis vừa xảy ra tháng 9 năm 2013, khi chúng tôi điều tra thì cũng rất ít người dân biết về bệnh này (tỷ lệ 20,63%).

3.3. Tình hình nhiễm Trichinella spp. tại các huyện

Khi có kết quả điều tra phương thức chăn nuôi, thói quyen sử dụng thịt lợn, hiểu biết về bệnh Trichinellosis của người dân, kết hợp cũng các yếu tố dịch tễ về bệnh tại Điện Biên và Sơn La. Chúng tôi đã xác định được địa điểm lấy mẫu tại 19 bản của 6 xã tại 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên- tỉnh Sơn La, 6 bản của 3 xã huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên (hình 3.1)

Sau khi lấy mẫu huyết thanh lợn tại 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên của tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, chúng tôi tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp Elisa để tìm kháng thể kháng Trichinella spp.. Kết quả xét nghiệm được sử dụng để phân tích, đánh giá tình hình nhiễm Trichinella spp. tại các huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 52)